Chính phủ liên bang đang nghiên cứu để đưa ra bảng chỉ số tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên của Úc về phúc lợi, và sẽ được công bố vào khoảng giữa năm nay.
Mục đích của việc này là nhằm theo dõi sự tiến bộ trong các lĩnh vực chủ chốt của xã hội và môi trường để nâng cao mức sống và mang lại cơ hội lớn hơn cho nhiều người hơn.
Một số lĩnh vực chính sách quan trọng được nêu ra trong hơn 160 đệ trình từ các tổ chức khác nhau bao gồm các vấn đề về bất bình đẳng, sức khỏe tâm thần, người Úc Bản địa và biến đổi khí hậu.
Margot Rawsthorne là Phó Giáo sư tại Đại học Sydney và chuyên về phát triển cộng đồng.
Bà hoan nghênh việc chính sách được hoạch định dựa trên những phản hồi và góp ý của cộng đồng và bà cũng nói rằng việc làm này cần nên hoạch định trong dài hạn hơn là một sớm môt chiều.
"Tôi nghĩ công việc này đang được tiến hành và có thể nói nó thực sự rất phức tạp chứ không đơn giản. Để có những tác động dẫn đến thay đổi trong những vấn đề được xem là những nhược điểm cố hữu của chúng ta thì phải cần một sự cam kết dài hạn ít nhất một thập kỷ. Và nhìn lại bối cảnh Úc, trong 30 hoặc 40 năm qua, một thập kỷ cam kết là điều mà không mấy dễ dàng gì. Khi áp dụng tất cả những điều này vào đời sống xã hội và cho phép chúng có cơ hội thực sự thì cơ hội đó phải lâu dài theo thời gian."
Giáo sư Rawsthorne cho biết các chính phủ Úc trong quá khứ đã cố gắng áp dụng các biện pháp an sinh, chẳng hạn như Ủy ban Hòa nhập Xã hội dưới thời chính phủ Rudd và Gillard.
Tuy nhiên, sự thay đổi của chính phủ đã ngăn cản sự tiến bộ.
Bà nói rằng cần có nhiều trách nhiệm hơn để bảo đảm các đề xuất từ các tổ chức phi chính phủ được thực hiện đúng cách.
"Bất kỳ chính phủ nào quan tâm đến việc hợp tác làm việc đều là một chính phủ tốt để hợp tác. Đó là những chính phủ hoàn toàn không coi các tổ chức phi chính phủ là những người vận động hành lang tư lợi không nên làm việc cùng. Theo tôi, cái khó khăn nằm ở việc khai triển vấn đề. Vì vậy, trong văn bản có thể nói rằng các chính phủ sẽ tham khảo ý kiến của các cơ quan phi chính phủ về những thay đổi đối với nguồn tài trợ nhưng điều đó không bao giờ xảy ra, nó chỉ xảy ra thông qua các quyết định về ngân sách và ngân khố."
Theo phát ngôn nhân của Bộ Tài chính, năm chủ đề lớn đã xuất hiện trong các đệ trình từ các tổ chức phi chính phủ, bao gồm thịnh vượng, hòa nhập, tái sử dụng, gắn kết và sức khỏe.
Khoảng giữa năm nay, thì Chính phủ sẽ đưa ra một thông báo có tiêu đề 'Đo lường những vấn đề quan trọng' 'Measuring What Matters', bao gồm các vấn đề được nêu ra từ các nhóm đại diện cũng như các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và các chính phủ quốc gia khác.
Môi trường và biến đổi khí hậu nằm trong số các lĩnh vực chính sách quan trọng được nêu ra trong các bản đệ trình.
Giám đốc điều hành của Climate and Health Alliance Liên minh Khí hậu và Sức khỏe, Roland Sapsford, cho biết điều quan trọng là phải nghĩ về mối liên hệ nội tại giữa khí hậu và sức khỏe.
"Khí hậu có lẽ là mối đe dọa hiện hữu nhất đối với sức khỏe mà chúng ta với tư cách cá nhân và chúng ta với tư cách là một cộng đồng, một quốc gia và giống loài phải đối mặt. Và nếu bạn nghĩ về sức khỏe tâm thần trong bối cảnh những gì mà chúng ta đang đối phó với biến đổi khí hậu và bất bình đẳng thì rõ ràng chúng ta đang đối phó với một số căng thẳng cơ bản trong xã hội. Vì vậy, sức khỏe tâm lý và sức khỏe tinh thần cũng là một chỉ số theo dõi quan trọng về cách chúng ta đang làm trong những lĩnh vực đó."
Báo cáo Tình trạng Môi trường năm 2021 đã đưa ra những phát hiện nghiêm trọng liên quan đến tình trạng mất đa dạng sinh học của Úc.
Ông Sapsford nói rằng chúng ta phải xem xét sức khỏe sinh thái một cách toàn diện hơn để giải quyết những tác động như vậy của biến đổi khí hậu.
"Thay vì chỉ tập trung vào một loài, chúng ta cần nói làm thế nào để chúng ta có nền tảng sinh thái khỏe mạnh trên diện rộng ở một quốc gia đang chịu áp lực lớn về khí hậu? Làm thế nào để chúng ta theo dõi? Các chỉ số chính cho sức khỏe của hệ sinh thái là gì ở một khu vực sinh học cấp quốc gia. Một số loài được xem là quan trọng và được dùng như chỉ báo chính đó là nhũng loài nào? Vì vậy, không chỉ một số điều trong các tiêu đề đưa ra lúc này, mà còn có một số điều chúng ta bỏ qua và 'không tập trung vào, nhưng nó rất quan trọng đối với sức khỏe sinh thái. Và do đó rất quan trọng đối với sức khỏe con người."
Sức khỏe tâm thần cũng được đánh dấu là một chỉ số an sinh quan trọng.
Giám đốc điều hành của cơ quan đại diện cao nhất về Sức khỏe Tâm thần Úc, Carolyn Nikoloski, cho biết ở Úc, những người trẻ tuổi luôn đánh giá sức khỏe tâm thần là một trong ba vấn đề quan trọng nhất mà đất nước phải đối mặt.
Bà nói rằng việc đo lường mức độ hạnh phúc sẽ cho phép chính phủ có trách nhiệm giải trình cao hơn một minh bạch rõ ràng hơn vì hệ thống sức khỏe tâm thần hiện tại là không tương xứng.
"Chúng tôi biết rằng những thứ như thu nhập, nhà ở, việc làm và kết nối xã hội, chúng thực sự quan trọng đối với sức khỏe tâm thần và phúc lợi, vì vậy chúng tôi thực sự hài lòng vì chúng đã được chính phủ đề xuất đưa vào. Tôi nghĩ một lỗ hỏng mà chúng tôi nghĩ cần phải kết hợp là biện pháp tiếp cận các dịch vụ y tế. Hệ thống sức khỏe tâm thần hiện tại không công bằng và chúng ta không có lực lượng nhân viên y tế cần thiết để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Vì vậy, chúng tôi thực sự cần có một hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần toàn diện, tập trung vào cộng đồng nơi có thể cung cấp cho mọi người các dịch vụ phù hợp tại địa điểm thuận lợi cho họ khi họ cần đến."
Điều quan trọng nữa là bảo đảm các cộng đồng đa dạng được thể hiện trong cách chúng ta đo lường mức độ hạnh phúc.
Hơn 51% người Úc sinh ra ở nước ngoài hoặc có cha hoặc mẹ sinh ra ở nước ngoài, và một phần tư dân số Úc nói một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh ở nhà, theo dữ liệu mới nhất của Điều tra dân số.
Giám đốc điều hành của Hội đồng Liên đoàn các Cộng đồng Dân tộc Úc, Mohammad Al-Khafaji ((ka-FAH-jee)), cho biết dữ liệu về các cộng đồng đa văn hóa thường thiếu, và theo ông điều này có thể khiến các chính phủ và chính sách bỏ qua các cộng đồng này.
"Các cộng đồng đa văn hóa không được đại diện ở các vị trí lãnh đạo, trong khu vực công, trong các thành qủa quả sức khỏe. Chúng tôi đã thấy những gì COVID đã gây ra cho cộng đồng của chúng tôi. Chúng tôi biết rằng báo cáo của Fault Line chỉ ra rằng những người đến từ Trung Đông có khả năng tử vong vì Covid-19 cao gấp là 12 lần so với dân số nói chung. Một số chỉ số thống kê này rất đáng sợ và nếu các chính phủ không bắt tay vào hành động và ưu tiên điều này, thì đó là sự thất bại của lãnh đạo."
Ông Al-Khafaji nói rằng phúc lợi phải được đo lường một cách toàn diện hơn, lấy cộng đồng làm trung tâm.
"Người Úc nói chung đã là một tập hợp các phức tạp, người Úc có nguồn gốc đa văn hóa sẽ có thêm các vấn đề về ngôn ngữ, văn hóa và sự quen thuộc hoặc không quen thuộc với hệ thống của Úc. Vì vậy, tổng hợp những phức tạp này sẽ dẫn đến kết quả có thể còn tệ hơn. Nhưng tôi nghĩ điều thực sự quan trọng đối với chỉ số phúc lợi này là phải hiểu bối cảnh đó và bảo đảm rằng họ đang tích cực tìm kiếm và đo lường những điều đó để nó thực sự có thể trở thành một điều gì đó hữu ích."
Theo ông Sapsford, biến đổi khí hậu cũng phải được xem xét trong một bối cảnh phức tạp.
Ông nhấn mạnh rằng bất kỳ cuộc thảo luận nào xung quanh phúc lợi xã hội và môi trường đều phải tập trung vào tiếng nói của người Úc Bản địa.
Ông Sapsford cho biết các cuộc thảo luận hiện tại xung quanh Tiếng nói trước Quốc hội, chẳng hạn, không thể tách rời khỏi phúc lợi khí hậu.
"Nếu chúng ta đo lường xem điều gì là quan trọng đối với phúc lợi, thì nhất thiết phải quan tâm đến cách người Thổ dân và người dân đảo Torres Strait kết nối với đất nước, cách sống và kiến thức của người Thổ dân và người dân đảo Torres St Eo cần phải được tôn trọng, thừa nhận và đưa vào xem xét. Và tất cả những khái niệm như ngôn ngữ, gia đình, quan hệ họ hàng, cộng đồng, quyền tự quyết, đều nên được diễn dịch bởi những người có nguồn gốc Thổ dân và Dân đảo Torres Strait."
Tổng trưởng Ngân khố Jim Chalmers cho biết trong một tuyên bố rằng chỉ số phúc lợi "không phải là từ bỏ GDP hoặc các chỉ số kinh tế truyền thống khác" mà là "xem liệu chúng ta có thể làm tốt hơn việc xem xét các yếu tố quan trọng đối với phúc lợi của mọi người hay không".
Ông Chalmers nói thêm rằng ông hy vọng đó sẽ là "khởi đầu của một cuộc thảo luận sâu hơn về những gì quan trọng đối với tất cả chúng ta với tư cách là người Úc".
Giáo sư Rawsthorne nói rằng điều này chỉ có thể được thực hiện thông qua thảo luận lành mạnh giữa chính phủ và các tổ chức cộng đồng.
"Dưới các chính phủ bảo thủ, chúng tôi thấy các khu vực phi chính phủ là các tổ chức doanh nghiệp không có tiếng nói, bạn biết đấy, họ đã bị bịt miệng, họ bị gạt ra khỏi bình luận của công chúng một cách chủ ý. Tôi biết chính phủ Albanese đã gỡ bỏ sự bịt miệng đó và điều này thật tuyệt vời. Các cơ quan phi chính phủ cần phải có tiếng nói tích cực đóng góp cho chính sách, để viêc đầu tư của ngân sách cho những chính sách an sinh không phí hoài."
Bộ Tài chính cho biết giai đoạn tham vấn thứ hai sẽ sớm mở ra để thu hút sự tham gia rộng rãi hơn của công chúng Úc, với những ý kiến đóng góp bổ sung sẽ được đệ trình trước ngày 26 tháng Năm.