Nội chiến Syria thành xung đột quốc tế khiến thế giới lo ngại

A general view of the Zaatari refugee camp, Jordan.

A general view of the Zaatari refugee camp, Jordan. Source: EPA

Chưa đầy một tuần trước, các bên trong xung đột Syria được kêu gọi ngưng chiến vì lý do nhân đạo. Nhưng Liên Hiệp Quốc cho biết cuộc chiến tại đây đã trở nên tồi tệ hơn. Lời kêu gọi này được đưa ra khi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Rex Tillerson thăm khu vực trong một nỗ lực tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng kéo dài đã tám năm.


Chưa đầy một tuần trước, các bên trong xung đột Syria được kêu gọi ngưng chiến vì lý do nhân đạo.

Nhưng Liên Hiệp Quốc cho biết cuộc chiến tại đây đã trở nên tồi tệ hơn.

Lời kêu gọi này được đưa ra khi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Rex Tillerson thăm khu vực trong một nỗ lực tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng kéo dài đã tám năm.

Lời kêu gọi này được xem như lời kêu gọi tuyệt vọng

Hầu chấm dứt tạm thời cuộc chiến đã làm hàng trăm ngàn người thiệt mạng và nhiều người mất hết nhà cửa - đã không được trả lời.

Theo ông Ali al-Za'tari, một điều phối viên nhân đạo của Liên hiệp quốc, sự gia tăng cường độ chiến tranh khiến cuộc chiến này được xem là "một trong số cuộc chiến tồi tệ nhất ".

U-N cho biết kể từ khi lời kêu gọi được đưa ra vào ngày 6 tháng Hai, người ta chứng kiến số người chết và bị thương gia tăng.

Người dân bỏ nhà cửa lánh nạn, cơ sở hạ tầng, bao gồm các cơ sở y tế bị phá hủy nhiều hơn.

Tình hình hiện nay đe dọa sẽ tăng lên nữa, với việc Israel phóng những cuộc không kích nặng nề nhất vào các mục tiêu Iran ở Syria.

Phát ngôn viên Liên Âu Maja Kocijancic đã kêu gọi hai bên trong khu vực giữ bình tĩnh.

"Chúng tôi đang theo sát tình hình rất chặt chẽ, đồng thời chúng tôi thúc giục các bên Syria, các đồng minh của họ, cũng như các thành viên trong khu vực, tuân thủ luật pháp quốc tế, kiềm chế và tránh các hành động leo thang thêm tình hình và kéo dài sự đau khổ của thường dân Syria. "

Có khoảng 80.000 người Syria sống trong trại tỵ nạn Zaatari của Jordan.

Trong chuyến thăm trại này vào vào thứ hai ngày 12/02.

Cao ủy tị nạn LHQ, Filippo Grandi, bày tỏ sự thương cảm đối với những nạn nhân chiến tranh.

Trước cảnh này, ông cũng lên tiếng kêu gọi một cuộc ngừng bắn nhân đạo.

"Tâm tưởng của tôi dành riêng cho những người Syria bị mắc kẹt trong các khu vực khó đến, trong các khu vực bị bao vây, ở Đông Ghouta, tại Idlib và những nơi khác, bởi vì những kh ấy không vào được hoặc vào rất khó khăn. Một trong những mục đích của chuyến thăm của tôi đến Syria trong thời gian qua, là để nói chuyện với chính phủ và bảo đảm rằng bất cứ nơi nào có thể đến được thường dân cũng phải được giúp đỡ."

Jordan hiện đang chứa đến hơn 650.000 người tị nạn Sy-ria

Ông Grandi cũng đang thúc giục các quốc gia giàu có, các quốc gia phát triển chấp nhận cho định cư thêm nhiều người tị nạn Syria.

Những người dễ bị tổn thương đã phải trốn thoát chiến tranh bỏ gần tám năm nay, và chỉ có số ít người hồi hương.
"Đó là một con số rất nhỏ, tại sao? Bởi vì người ta không cảm thấy an toàn, và khi nhìn thấy cuộc chiến ngày càng trở nên phức tạp, càng ngày càng có nhiều bên tham chiến thì càng lo lắng hơn. Quốc tế hóa cuộc chiến Syria là điều cần tránh. Bởi vì giải pháp đưa ra để chấm dứt cuộc chiến sẽ đi xa hơn "
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson cũng đến thăm trong chuyến công du Trung Đông của ông.

Và cuộc xung đột Syria sẽ được xếp ưu tiên trong chương trình nghị sự.

Bên cạnh người đồng nhiệm Ai Cập, ông Tillerson thừa nhận cam kết của cả hai quốc gia Hoa Kỳ- Ai Cập hầu chấm dứt cuộc khủng hoảng.

"Ngoại trưởng Shoukry và tôi cũng thảo luận về Syria, làm thế nào chúng ta có thể hợp tác để củng cố tiến trình chính trị Geneva do LHQ dẫn đầu, là chương trình duy nhất thông qua đó cuộc xung đột này có thể được giải quyết và Ai Cập đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ đối thoại các đại diện phe đối lập và chính quyền trung ương ở Damascus."

Nội chiến Syria trở nên quốc tế hóa

Hơn 4 triệu người đã rời Syria kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu .

Hầu hết là trẻ em và phụ nữ. Liên tiếp những cái chết bi thảm của người tị nạn trên biển Địa Trung Hải, đã khiến cả thế giới phải bàng hoàng.

Cuộc chiến tại Syria khó có thể được giải quyết sớm khi 2 bên lực lượng chính phủ và phe nổi dậy không thể đánh bại lẫn nhau.

Cuộc nổi dậy ở Syria 2011 khởi đầu với hàng loạt các cuộc biểu tình nhỏ diễn ra tại Syria, bắt đầu từ ngày 26 tháng 1. Không dừng lại đó từ nội chiến, Syria nhanh chóng bị quốc tế hóa

Theo tạp chí Newsweek, cuộc chiến kéo dài vì mâu thuẫn về quan điểm của Mỹ và Nga trong việc giữ vững chế độ Assad.

Mỹ thì muốn phe nổi dậy chống IS và chừng nào ông Assad còn cầm quyền thì IS còn tiếp tục lớn mạnh. Vì lý do đó, Mỹ sẽ phải tìm cách lật đổ chế độ Assad, nhưng điều này sẽ không dễ thực hiện khi mục tiêu quan trọng của Nga và cả Iran là tiếp tục ủng hộ Tổng thống Assad.

Share