LHQ đưa ra lời kêu gọi đóng góp nhân đạo lớn nhất từ trước đến nay

Phẫm vật cứu trợ nhân đạo chuyển đến Madaya ở Syria

Phẫm vật cứu trợ nhân đạo chuyển đến Madaya ở Syria Source: AAP

Liên hiệp quốc phát động lời kêu gọi nhân đạo lớn nhất từ trước đến nay, nhằm tài trợ cho các hoạt động cứu trợ trong năm tới 2017.


Tổ chức nầy cho biết, lời kêu gọi với mức kỷ lục là 22 tỷ Mỹ kim, sẽ giúp đỡ cho khoảng 93 triệu người gặp nguy cơ nhất, trong số hơn 128 triệu người bị ảnh hưởng của các cuộc xung đột và thiên tai trên khắp thế giới.

Liên hiệp quốc cho biết, ngân khoản sẽ giúp đáp ứng nhu cầu của những người bị kẹt trong các cuộc khủng hoảng, từ Yemen cho đến Syria, và từ Nam Sudan cho đến vùng hồ Chad ở Phi châu.

Người đứng đầu công tác nhân đạo của Liên hiệp quốc là ông Stephen O'Brien, phát động lời kêu gọi.

"Lời kêu gọi nầy cho năm 2017, bao gồm các kế hoạch đáp ứng chiến thuật liên quan đến 33 quốc gia, với số tiền là 22,2 tỷ đô la, con số lớn nhất mà chúng tôi chưa từng kêu gọi".

"Việc nầy phản ảnh nhu cầu nhân đạo trên thế giới, vốn chưa từng thấy kể từ sau Thế chiến thứ hai".

"Có hơn 128 triệu người rất cần sự giúp đỡ cuả chúng ta, để sống sót và sống trong an toàn cùng phẩm giá của họ được tôn trọng," Ông Stephen O'Brien nói.

Liên hiệp quốc cho biết, nhu cầu trợ giúp nhân đạo sẽ tiếp tục gia tăng, nếu các giải pháp chính trị không đạt được, đặc biệt tại các nước như Syria.

Tổ chức nầy cho biết, cuộc xung đột kéo dài gần 6 năm qua, đã khiến cho khoảng 13 triệu rưỡi người cần được trợ giúp.

Tại Afghanistan, có 1,8 triệu người phần lớn là trẻ em cần được chữa trị, do bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng trong năm tới.

Liên hiệp quốc cho biết, cuộc khủng hoảng chính trị tại Burundi khiến một số người cần được trợ giúp khẩn cấp gia tăng gấp 3 lần, lên đến khoảng 3 triệu người.

Tuần qua tổ chức thế giới nầy, gia tăng gấp đôi lời kêu gọi cho vùng đông bắc Nigeria, với mức viện trợ lên đến một tỷ đô la.

Liên hiệp quốc hy vọng sẽ cứu trợ được gần 7 triệu người, bị ảnh hưởng do các vụ tấn công của nhóm phiến quân Boko Haram, trong đó 75 ngàn trẻ em có nguy cơ bị chết đói.

"Chúng ta sẽ không giải quyết được cuộc khủng hoảng nầy, bằng hành động nhân đạo được," Bà Kate Halff, người đứng đầu Ủy ban Chỉ đạo các Đáp ứng nhân đạo nói.


Ông Stephen O'Brien cho biết, lời kêu gọi theo sau một khuynh hướng gia tăng từ từ các yêu cầu cứu trợ, vốn tăng lên gần gấp 3, từ năm 2011 là khoảng 8 tỷ đô la.

"Có hơn 80 phần trăm nhu cầu bắt nguồn từ các cuộc xung đột do con người tạo ra, nhiều trường hợp trong đó hiện được chú tâm đến đã đẩy mạnh nhu cầu cần cứu trợ năm nằy qua năm khác, các cuộc khủng hoảng nầy ảnh hưởng đến toàn vùng".

Bà Kate Halff là người đứng đầu Ủy ban Chỉ đạo các Đáp ứng nhân đạo cho biết, các hành động nhân đạo bắt đầu thay thế cho tiến trình chính trị, để đương đầu với các cuộc khủng hoảng.

"Một trong những lý do chúng ta có một khoảng cách về nhu cầu rất cao như vậy, là một khuynh hướng lo lắng cực độ khác, đó lả các hoạt động nhân đạo nay đã trở thành những gì thay thế cho bất cứ hành động chính trị có ý nghĩa nào, nhằm ngăn tránh hay chấm dứt cuộc khủng hoảng".

"Đa số tình trạng trong lời kêu gọi nầy, nhắm vào các cuộc xung đột và chúng ta không bao giờ quên rằng, hành động nhân đạo không thể thay thế cho hành động chính trị".

"Chúng ta sẽ không giải quyết được cuộc khủng hoảng nầy, bằng hành động nhân đạo được," Bà Kate Halff, người đứng đầu Ủy ban Chỉ đạo các Đáp ứng nhân đạo nói.

Mặc dù Liên hiệp quốc hy vọng, các quốc gia hiến tặng sẽ đáp ứng đầy đủ trước lời kêu gọi, năm rồi lời kêu gọi trị giá 20 tỷ đô la, chỉ đạt được 52 phần trăm mục tiêu.

Được biết chương trình Thực phẩm Thế giới phát động lời kêu gọi khẩn cấp taị Yemen, ước tính có khoảng một triệu người hiện bên bờ vực của nạn đói kém.

Việc thiếu hụt ngân quỹ tài trợ cho các cuộc khủng hoảng, khiến cho Cao Ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc và Cơ quan Nhi Đồng Thế giới, tìm cách đáp ứng nhu cầu của các gia đình lánh nạn các cuộc xung đột, hiện lên đến con số quá đông.

Theo Cao Ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc, hiện có 65,3 triệu người bị buộc phải bỏ nhà bỏ cửa đi lánh nạn, trong đó phân nửa là trẻ em.

Mỗi ngày có khoảng một ngàn người rời bỏ Mosul, nơi các lực lượng được Hoa kỳ hậu thuẩn, đang chiến đấu chống lại phiến quân ISIL từ tháng 10 năm rồi.

Tại Syria, người dân trốn khỏi khu đông bộ Aleppo với 20 ngàn người lánh nạn trong 72 giờ vào cuối tháng 11, trong khi lực lượng chính phủ Syria, tiến quân vào lãnh thổ do phiến quân kiểm soát trong thành phố.

Hồi tháng 9, Tổng thống Hoa Kỳ, ông Barack Obama đã chủ tọa cuộc họp thượng đỉnh các nhà lãnh đạo thế giới về người tỵ nạn, trong kỳ họp của Đại hội đồng Liên hiệp quốc tại Nữu Ước, trong đó 50 nhà lãnh đạo thế giới hứa hẹn hàng tỷ đô la, để giúp đỡ cuộc khủng hoảng Nhân đạo.

Thế nhưng có ít chi tiết được loan báo về thông tin, liên quan đến việc có bao nhiêu quốc gia hội viên Liên hiệp quốc sẽ đóng góp và thời hạn nào các cam kết nói trên được thực hiện.




Share