Phúc trình của LHQ: Chính phủ Myanmar đe dọa, cưỡng bức, đánh đuổi người Rohingya

Rohingya children stand behind a bamboo fence and wait to get into the queue to collect lunch time food center in a camp.

Rohingya children wait for food at a Bangladesh refugee camp (AAP) Source: EPA

Liên hiệp quốc đã cáo buộc Myanmar cố tình tạo ra một bầu không khí sợ hãi, một cách có chủ ý, cho những người Hồi giáo Rohingya. Cơ quan nhân quyền LHQ đưa ra nhiều bằng chứng về việc giết người, tra tấn và cưỡng bức trẻ em ở tiểu bang Rakhine, thuộc phía Bắc Myanmar.


Liên Hiệp Quốc cáo buộc các lực lượng an ninh Myanmar đã ép buộc một cách tàn nửa triệu người Hồi giáo Rohingya ra khỏi bang Rakhine thuộc phía Bắc Myanmar.

Một phúc trình của LHQ cáo buộc lực lượng an ninh của Myanmar đốt nhà cửa, cây cối và làng mạc của người Rohingya để ngăn cản những người Hồi giáo này quay trở lại.

Phúc trình dựa trên 65 cuộc phỏng vấn với người tị nạn Rohingya ở Bangladesh, đã phát hiện ra điều mà LHQ gọi là "chiến dịch tàn phá của chính phủ" được thực hiện trước khi các chiến binh người Rohingya tấn công các viên chức cảnh sát vào tháng Tám.

Chính phủ Myanmar khẳng định rằng chỉ dùng bạo lực để phản ứng trước các cuộc tấn công.

Thế nhưng báo cáo cho thấy chiến dịch thanh trừ và tàn phá "được tổ chức kỹ lưỡng, phối hợp nhịp nhàng và có hệ thống", bắt đầu với việc bắt bớ những người đàn ông Rohingya dưới 40 tuổi vào một tháng trước đó.

Phúc trình khẳng định chính phủ đã tạo ra một bầu không khí sợ hãi và đe dọa.

Thomas Hunecke, từ Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ, cho biết bản báo cáo đã tìm ra bằng chứng của việc giết người, tra tấn, hiếp dâm trẻ em và phá hủy các làng mạc.       

"Những thông tin đáng tin cậy mà chúng tôi thu thập được cũng chỉ ra rằng lực lượng an ninh Myanmar đã cố ý phá hủy tài sản của người dân Rohingya, tàn phá nhà cửa của họ và toàn bộ các làng mạc ở miền bắc tiểu bang Rakhine, không chỉ đẩy dân chúng vào tình trạng khốn khổ mà còn ngăn chặn nạn nhận Rohingya cơ hội trở về quê nhà của họ. "

Báo cáo cũng nhận thấy nhiều khả năng là lực lượng an ninh Myanmar đã đặt mìn dọc theo biên giới trong vài tuần gần đây để ngăn chặn người Rohingya quay trở lại.

Ông Hunecke đã chỉ trích mạnh mẽ các hành động của quân đội.

"Sự tàn phá mùa màng, lương thực, cây trồng, vật nuôi, thậm chí cả cây cối, của  lực lượng vũ trang Tatmadaw, khiến cho người Hồi giáo Rohingya hầu như không thể quay trở lại cuộc sống bình thường trong tương lai ở phía Bắc Rakhine".

Đầu tháng mười, Bangladesh và Myanmar đã đồng ý thành lập một tổ chức phối hợp để giúp hồi hương người Rohingya.

Chính phủ Myanmar cho biết bất cứ ai được xác minh là người tị nạn từ nước này sẽ được phép quay trở lại theo một thủ tục được thỏa thuận với Bangladesh vào năm 1993.

Người đứng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Văn phòng Nhân quyền LHQ, ông Jyoti Sanghera, cho rằng cần phải có một cuộc đối thoại cởi mở để bảo đảm rằng những người tị nạn có thể trở về an toàn.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


 


Share