Hai bài thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân là tâm sự rất quen của những người ở lại, những người thuộc phía bên thua cuộc.
Cuộc sống, tương lai, hoài bão sự cống hiến như trách nhiệm công dân của nhiều triệu con người phụ thuộc hoàn toàn vào chính thể mới.
Chẳng ai sinh ra là được trang bị ngay khả năng phản biện nếu như không được chỉ dẫn và thực hành.
Trong chính sách ngu để trị, cả dân tộc đã tin vào những gì họ được dạy dỗ được cho nghe và được trưng bày cho thấy.
Những thứ gọi là kiến thức lịch sử hay thông tin mà người dân được cung cấp là những sự thật xào nấu hay thậm chí không có một chút sự thật nào mà chỉ là một sự dối trá.
Chuyện các anh hùng liệt sĩ cách mạng không hề có thật như Lê Văn Tám chỉ là bịa, Võ thị Sáu chỉ là một cô bé có vấn đề về thần kinh bị lợi dụng, hay như chuyện ông Thiệu ra đi đem theo 16 tấn vàng là một sự vu khống trắng trợn, và chuyện cha già dân tộc cả đời không lấy vợ để hy sinh vì nước vì dân là một chuyện xạo một cách vô liêm sĩ.
Còn nhiều nữa, chỉ kể ra vài ví dụ để thấy trong một bối cảnh như vậy, những người ở lại sống trong chế độ cộng sản cầm quyền, ranh giới cái thiện và cái xấu bị bôi xóa, sự dối trá bị đánh tráo vào chổ của sự thật, để đi ra được vòng xoáy u mê đó là cả một quá trình tự hướng thiện, trãi nghiệm dấn thân, và cần cả sự can đảm.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân là một người trong số đó.
Hai bài thơ ông sáng tác một là Tạ Lỗi Trường Sơn sáng tác năm 1982, và bài mới nhất "Tháng tư - lời muộn phiền của người 64 tuổi sáng tác tháng Tư 2019.
Giữa hai bài là khoảng cách 36 năm, bằng chiều dài của hai thế hệ.
Thế nhưng trên thực tế có nhiều thế hệ quá độ đã đi qua chiều dài khoản thời gian đó, là nhân chứng, là nạn nhân, là người thua cuộc, kẻ quay lưng và có những người là tòng phạm và cả tội đồ trong lịch sử dân tộc mình.
Trước tiên xin nói về bài thơ đầu mang tên Tạ Lỗi Trường Sơn, bài thơ được sáng tác khá sớm năm 1982, chỉ 7 năm sau "giải phóng"
Nói khá sớm và vì vào thời điểm đó, mọi thứ được đặt nghiêm ngặt trong các gọng kềm phê bình và kiểm soát.
Sự ra đời của bài thơ này dù lặng lẽ, cho thấy bảy năm lăn lộn trong màu áo thanh niên xung phong, được hay bị giáo dục về tư tưởng cách mạng, về cuộc chiến thần thánh và chiến công hiển hách của dân tộc đã không thể lấy đi hay xóa đi cái thiện lành như là căn cơ để giúp một người có thể nhìn ra sự thật.
Và cái căn cơ thiện lành đó trong tâm trong tư tưởng của nhà thơ sinh ra và lớn lên ở Sài gòn này - dù le lói, dù yếu ớt, dù bị che lấp đằng sau mớ dối trá xảo ngôn đang trùm phủ con người Việt Nam, đã chỉ đường ông nhìn ra ánh sáng sự thật
Và giá trị bài thơ năm ở chổ đó.
Nó là tiếng kêu, là nhân chứng cho thấy dù bị vùi dưới đáy hố chôn tập thể, bị lấp lên đó những đổ nát mà chính quyền mới gọi là tàn dư chế độ cũ, dán vào đó rất nhiều nhãn mác bơ thừa sữa cặn. lai căng vong bản... như chính quyền Bắc Việt gọi thế hệ thanh niên miền Nam, và dội vào đầu họ lên đó một lớp bê tông của cái gọi là tư tưởng Marx -Lenin, nhưng sức sống thiện lành đã không thể bị tiêu diệt.
Hãy nghe chính nhà Thơ Đỗ Trung Quân đọc một đoạn trong bài thơ này.
Từ sau năm 2011 sau khi tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc thì nhà thơ Đỗ Trung Quân nằm trong danh sách quan tâm đặc biệt của nhà cầm quyền.
Quan tâm bằng cách cắt hết các bài viết của ông trên các báo, không cho xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và cho lính canh gác vào những dịp đặc biệt như những gương mặt bất đồng chính kiến khác trong nước phải chịu.
Với rất nhiều phiền nhiễu như vậy nên ông cũng tránh trả lời báo chí nước ngoài,
Trong một lần hiếm hoi ông dành cho Tú Trinh của SBS Việt ngữ bài trả lời phỏng vấn trong đó ông nói Tạ Lỗi Trường Sơn như một cách để đáp trả những nhãn mác mà chính quyền cộng sản tìm mọi cách để hạ bệ nền văn hóa cũng như con người miền Nam VNCH.
Tạ lỗi Trường Sơn được Đỗ Trung Quân sáng tác trong thầm lặng và vì không thể chép nó ra đâu được nên đó là bài thơ duy nhất của anh mà anh thuộc. Kính mời quý vị nghe nhà thơ Đỗ Trung Quân đọc một đoạn trong bài thơ này.
Tạ Lội Trường Sơn viết năm nhà thơ 28 tuổi là sự thương cảm xót xa cho những người thanh niên trẻ miền Bắc đã ngã xuống trong bạt ngàn những cánh rừng Trường Sơn, chỉ một phần trong họ được tìm thấy và quy tập cũng đủ tạo nên sự bạt ngàn các nghĩa trang Trường Sơn.
Họ đã ngã xuống cho một cuộc chiến huynh hệ tương tàn vì một sự lùa mị.
Đó là sự "tội nghiệp" cho những niềm tin bị đánh lừa và lòng yêu nước bị đánh cắp của những những người miền Nam tham gia cách mạng, tham gia phong trào phản chiến; là sự thương xót cho những thân phận thua cuộc lỡ có lý lịch nhà giàu hay tiểu tư sản hay "ngụy quần ngụy quyền", những thành phần bị miệt thị, đáng bị cải tạo, đánh tư sản và xét lý lịch.
Bộ máy tuyên truyền lên án thành công đến mức hầu như ai cũng chỉ muốn bôi xóa thân thế của mình để có một lý lịch bần công để được yên thân.
Tạ Lỗi Trường Sơn cũng là lời xin lỗi của những thân phận bị đánh lừa mà nhà thơ là một người trong số đó.
Tuy nhiên, nhận thức này đủ để thành thơ nhưng chưa đủ để làm một cuộc cách mạng ra mặt.
Nó vẫn là một bài thơ trong bóng tối. Lời tạ lỗi âm thầm trong bóng tối.
Đây phải chăng cũng là tâm trạng của nhiều người Việt đang sống hiện nay ở VN
Tuy vậy nhận thức này mang một tầm vóc quan trọng trong việc định hình quan điểm, và khẳng định tư cách cá nhân của mình là ai trong số những trí thức Việt trong gọng kềm cộng sản.
Như một hạt mầm hướng thiện, nhận thức đúng đắn một khi đã có được đã ươm mầm thì vươn lên lớn mạnh hướng về cái thiện.
Trong bài thơ mới nhất của mình 'Lời muộn phiền tháng tư của người 64 tuổi đó sự muộn phiền cái buồn cái buồn của một nữa dân tộc bị thua cuộc trong cuộc chiến mà bên thua đã không thể sắc máu hơn, dữ dằn hơn, không thể bước qua lằn ranh của sự giả dối và vô lêm sĩ để chống lại cái ác.
Và vì vậy họ thua cuộc.
Và cũng vì vậy họ cũng khẳng định mình thà chết chứ mãi mãi chúng tôi sẽ đứng bên này lằn ranh của dignity của liêm sĩ và tự trọng.
Một cái thua cao cả: anh có thể giết tôi nhưng tôi thà chết chứ không ác độc và giả dối như anh.
'Tháng Tư - lời muộn phiền của người 64 tuổi' là nỗi buồn của một người đã có lúc tin: tin vào những việc mình làm, tin vào những điều mình được nghe và huấn thị; tin vào niềm tin thiện lành của mình về những điều tốt đẹp mà chính sách tuyên ngôn khẩu hiệu các vị lãnh đạo nha nước rât hào phóng phát ngôn.
'Tháng Tư - lời muộn phiền của người 64 tuổi', có thể được xem như một cái nhìn về cuộc đời của một trí thức thua cuộc.
Mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống.
Ở tuổi 64, khi đã đi qua bên kia con dốc, ai, vì sao để ông nhìn về cuộc đời với cái nhìn muộn phiền?
Cái gì khiến một người vào cái tuổi xế chiều, vào tuổi mà những thứ có thể sống có thể làm, những ước vọng, hoài bão mà sự sống- như một quyền năng tạo hóa trao cho con người để từ đó tạo dựng cho mình một đời sống viên mãn nhất khai mở hết những khả năng tiềm tàng mà mình được trao tặng để có thể mãn nguyện với những gì mình có và cống hiến, thì thay vì hạnh phúc lại là muộn phiền?
Nếu tính về thành tựu cá nhân thì rõ ràng nhà thơ Đỗ Trung Quân làm được hơn nhiều người.
Tuy nhiên có một câu hỏi mà tôi chắc không ít người Việt Nam tự hỏi, "Tôi sẽ như thế nào nếu như không có ngày 30/4?"
Chắc chắn là sẽ không có những ký ức rât đau buồn.
Chắc chắn là không có những vết seo tâm hồn và thể xác.
Chắc chắn là không có những chấn thương tinh thần.
Tuy nhiên cũng chắc chắn rằng dù ta đã thương tổn nhưng để cho ta yếu hơn hay mạnh hơn là ở ta chứ không còn là hoàn cảnh nữa.
Bài thơ như một lời sám hối ở tuổi 64.
Lời sám hối vẫn còn nhiều và chưa đủ giờ để có thể nói xong.
Ở tuổi 28 là một sự Tạ lỗi với Trường Sơn, ở tuổi 64 là lời muộn phiền tháng Tư, có thể tác giả trong thân phận một trí thức thời cuộc, sẽ còn một cuộc xưng tội nữa sau này.
Hai bài thơ sáng tác cách nhau 36 năm, nếu bài đầu Đỗ Trung Quân sáng tác trong im lặng và phải học thuộc lòng để giữ nó thì bài thứ hai được công bố ngay sau khi làm xong nhờ mạng xã hội.
Khoảng thời gian 36 năm là một bước tiến từ bóng tối ra ánh sáng để nói tôi là ai của nhà thơ.
Cần bao nhiêu thời gian nữa để những người Việt Nam khác bước ra khỏi cái tôi hèn mọn của mình để có một tiếng nói vì chính tương lai sau này cho con cháu mình trong một đất nước Việt Nam tươi đẹp.
Tháng Tư về, cảm ơn những người ở lại như nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhân chứng và vật thí nghiệm sống trong guồng máy nhào nặn mang tên CNCS để có những ghi chép văn chương về một thời kỳ mà sau này nhìn lại chắc hẳn người Việt sẽ tủi hổ về mình vì chính họ đã phá nát quê hương mình.
Tháng Tư, lời muộn phiền của người 64 tuổi
…
ta mang tuổi hai mười vào rừng 8 năm
4 năm những vùng kinh tế mới
3 năm lòng hồ dầu tiếng – chiến khu dương minh châu
1 năm chiến trường biên giới K máu và không chắc còn nước mắt
trả xong món nợ lý lịch dù không con sĩ quan
dù không nhà địa chủ
thân thế ngay trên vai , mái tóc dài
hippie choai choai
ta trả nợ xong một phần “ tiểu tư sản thị thành”
ba lô về , cuộc đời làm lại.
căn cước mới
lý lịch thêm dòng “ thanh niên xung phong “
xong !
…
mất đến 20 năm
ta mới nhận ra mình thành kẻ nợ
nợ cả một đời…
ta nợ những đêm xuống tàu định mệnh
cuộc đào thoát bi thảm
không internet
không một dòng thông tin
ta bình yên kiếm sống
vênh váo hư danh
hãnh tiến “ trong hào quang bóng tối “
ta nợ
bạn bè học tài thi phận
thi bao nhiêu lần cũng rớt
học bao nhiêu cũng ra vỉa hè chanh ớt
bán dạo – chợ trời…
lý lịch xét 3 đời
oan khuất .
ta nợ
bạn ta xó chợ đầu đường
bán từng cái quần, cái áo
ta chễm chệ trên ghế ngồi giám khảo
nhét túi phong bì
những lễ hội phù hoa
dìm ta tận đáy…
ta nợ
như kẻ vô tâm
mắt mù
ta nợ những con thuyền vỡ nát
phận người chìm đáy biển sâu
ta như kẻ nợ
dù không vay
…
tháng tư hoa phượng cháy
nám cơn mưa sầm đen
ta biết ta còn nợ
những bình minh chưa lên…
…
đỗ trung quân, tháng tư 2019 – phú nhuận – gia định thành – sài gòn
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại