Vào chủ nhật 28 tháng 4 năm 1996, sau khi làm việc bác sĩ Bryan Walpole trở về nhà từ bệnh viện hoàng gia Hobart, thì nhận được một cú gọi điện thoại.
"Chúng tôi đang tổ chức một khóa học về chấn thương tâm lý cho nhân viên bệnh viện cấp dưới và kết thúc vào khoảng 1 giờ đồng hồ vào chiều Chủ nhật, tôi lái xe về nhà ở bờ sông".
"Tôi vừa về đến nhà thì nhận được điện thoại từ bệnh viện nói rằng, chúng tôi cần ông quay lại ngay".
"Khi tôi đến bệnh viện rồi thấy, có rất nhiều người đang lăng xăng, do không ai biết ở giai đoạn đó chúng tôi sẽ làm những gì, nhưng bằng chứng cho thấy đó là một chuyện gì đó khá lớn”, .
Trước khi vụ thảm sát Port Arthur diễn ra, bác sĩ Walpole thường gặp phải các trường hợp tử vong vì súng đạn.
“Khi tôi bắt đầu học về ngành y tế khẩn cấp hồi năm 1975 tại Melbourne, tôi nhớ rất rõ một thiếu nữ từ Nam Tư được đưa vào cấp cứu, bị chảy hết máu rồi chết”, Bryan Walpole.
Người phụ nữ đó là một bà mẹ có 2 con, đã bị một người đàn ông bắn chết khi ông nầy thực tập tác xạ, tại sân sau nhà của ông nầy.
Bác sĩ Walpole hiểu biết là, luật lệ về súng đạn ở Úc cần được thay đổi.
“Cùng với một số bạn bè trong Hiệp hội Y khoa Úc Châu AMA, chúng tôi cùng nhau nêu lên vấn đề sử dụng súng đạn sai trái, từ quan điểm của những nhà chuyên môn y khoa, sau đó chúng tôi trình chuyện nầy lên Hiệp hội AMA”, Bryan Walpole.
Thế nhưng chính sách đó vẫn nằm yên trong hơn 20 năm, cho đến khi có vụ Port Arthur.
Kẻ sát nhân dùng khẩu súng bán tự động, rồi đi vào một ngôi làng vốn là một nhà tù cũ thời thực dân tại phía nam Tasmania.
Có 35 người bị mất mạng và 23 người khác bị thương.
“Chúng tôi đã có bản chính sách ở đó và mỗi khi có một vụ thảm sát, chúng tôi sẽ lôi nó ra và nói về chuyện nầy, thế nhưng kiểm soát súng đạn là một vấn đề của chính phủ, chúng tôi không có được bất kỳ thế lực nào".
"Vì vậy, một ngày sau vụ việc xảy ra tại Port Arthur, Thủ hiến Tasmania là Tony Rundle gọi cho tôi và Roland Brown, một luật sư trong Liên minh kiểm soát súng đạn, gọi chúng tôi đến văn phòng của ông ấy".
"Tôi đã có một bản chính sách bao gồm việc cấp phép, đăng ký, bảo quản an toàn, thời gian tạm dừng, súng không có tự động hoặc bán tự động và không có súng ngắn".
"Chúng tôi đã viết ra và đưa cho Thủ Hiến điều đó, sau cùng hóa ra nó là cơ sở cho việc kiểm soát súng của đạn của Thủ Tướng John Howard”, Bryan Walpole.
"Tôi muốn người Úc nhớ rằng, đã có lúc chúng ta không được an toàn như thế này và việc chúng ta an toàn là lý do để duy trì luật pháp chặt chẽ và trên thực tế là để sửa chữa một số lỗ hổng đang xuất hiện”, Rebecca Peters.
Trong khi đó, bà Rebecca Peters là một trong những người thúc đẩy việc thay đổi luật lệ kiểm soát súng đạn của Úc sau vụ Port Arthur.
Vào năm 2016, bà được tặng thưởng huy chương cao quí của nước Úc là AO, do công lao của bà.
“Ngay khi nghe được vụ thảm sát tại Port Arthur, đầu tiên tôi hết sức kinh ngạc như mọi người khác".
"Thế nhưng sau đó tôi nhanh chóng nhận thức rằng, đó là một khẩu súng bán tự động do số người chết quá nhiều”, Rebecca Peters.
Chỉ 12 ngày sau vụ thảm sát tại Port Arthur, nước Úc đã thay đổi luật lệ kiểm soát súng đạn.
Việc cải tổ bao gồm kế hoạch toàn quốc mua lại các vũ khí có đăng ký, thời gian chờ đợi là 28 ngày và các đòi hỏi chặt chẽ về việc tồn trữ súng đạn.
Thế nhưng bà Peters quan ngại rằng, 25 năm sau tấn thảm kịch tại Port Arthur, các cải tổ đó hiện bị đe dọa.
“Do hiệp ước toàn quốc kiểm soát vũ khí rõ ràng được soạn thảo quá nhanh, theo đó các tiểu bang phải cải tổ luật lệ để đạt được một tiêu chuẩn nhất định".
"Thế nhưng chẳng có gì chắc chắn rằng luật lệ sẽ được duy trì, vì vậy chẳng có cơ chế liên bang nào, không có đạo luật liên bang nào bảo đảm rằng các tiểu bang không thay đổi luật lệ của họ”, Rebecca Peters.
Bà cho biết, kỷ niệm 25 năm vụ thảm sát là thời điểm cho thế hệ trẻ nhớ đến những người đã khuất và bảo tồn luật lệ kiểm soát súng đạn.
“Vâng, có rất nhiều người đặc biệt là những người trẻ tuổi ở Úc không nhận ra rằng, đã có lúc đã xảy ra những vụ xả súng hàng loạt ở Úc".
"Họ không nhận ra rằng đã có lúc vũ khí tấn công được phổ biến rộng rãi và họ không nghĩ về bạo lực súng đạn, là một vấn đề trong cuộc sống hàng ngày ở Úc".
"Điều đó thật tốt, chúng tôi không muốn mọi người phải nghĩ về bạo lực súng đạn".
"Chúng tôi không muốn giống như nước Mỹ, nơi trẻ em phải được dạy phải làm gì nếu ai đó định giết chúng trong trường học".
"Thế nhưng thực tế là chúng không nghĩ về điều đó, có nghĩa là luật pháp dễ bị xói mòn trong khi không có ai đang theo dõi".
"Tôi muốn người Úc nhớ rằng, đã có lúc chúng ta không được an toàn như thế này và việc chúng ta an toàn là lý do để duy trì luật pháp chặt chẽ và trên thực tế là để sửa chữa một số lỗ hổng đang xuất hiện”, Rebecca Peters.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại