Năm ngoái một người đàn ông tạm gọi tên là Willson có một cuộc hẹn hò qua mạng.
"Suốt cả hời gian, tôi nghĩ cô ấy chỉ muốn hẹn hò gặp gỡ, và, chỉ vậy thôi, tất cả đều tốt, và tôi không hề đùa cợt hay lợi dụng gì vui vẻ gì với cô ấy cả."
Wilson sau đó phát hiện ra người phụ nữ đó là một phần của một mạng lưới tội phạm. hành trình dẫn dắt con mồi khá bình thường như bao câu chuyện hẹn hò trên mạng khác.
Trước tiên, cô ta gởi lời yêu cầu anh Wilson trò chuyện qua video -rồi với sự bền bỉ của mình và chủ động của mình cô ta từ nói chuyện chuyển sang chuyện tình dục.
"Tôi đã né qua rồi mà cô ta cứ theo kiểu "Em muốn nhìn thấy anh." Kiểu vậy đó "Anh cho tuấy thêm chút nữa đi" Và tôi làm theo, cho đến khi mà tôi cho thấy hết phần của cơ thể mình thấy mọi thứ thì lúc đó.. họ nói với tôi rằng họ đã ghi hình lại tất cả "
Đến lúc đó thì anh Wilson mới nhận ra rằng người lừa đảo không phải diễn xuất một mình.
"Cô ta làm mồi nhử và sau khi nhử được nạn nhân thì cô ta bước sang một bên. Tôi không nhìn thấy khuôn mặt của gã đàn ông trong hình nhưng giọng hắn ta nói với tôi," Chúng tôi đã ghi hình bạn, và, nếu bạn không làm theo những gì tôi nói với bạn thì các video này sẽ được gửi đến gia đình của bạn, và chúng tôi tàn phá cuộc sống của bạn. "
Những kẻ lừa đảo đe dọa gửi bản sao của bản ghi rõ ràng đến cả gia đình và bạn bè của Wilson theo những địa chỉ account trrên trang Facebook của nạn nhân.
Và họ sẽ làm như vậy trừ khi Wilson đã gửi cho họ hàng trăm đô la thanh toán.Họ đã chỉ đạo anh Wilson gửi tiền thông qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union đến một số địa chỉ ở Philippines.
Anh ta đã làm điều đó, vì lo sợ gia đình bảo thủ của anh nhận được các video tốgn tiền kia.
Phó Chủ tịch của Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Úc, Delia Rickard nói rằng loại lừa đảo này mà tiếng anh gọi là sextortion dùng hình ảnh nhạy cảm thu được qua mạng để tống tiền, ngày càng trở nên phổ biến ở Úc.
"Sextortion đang gia tăng, nạn nhân có cả phụ nữ và nam giới, từ đàn ông trẻ và và đàn ông lớn tuổi."
Giáo sư David Lacey, người đứng đầu Cơ quan Quốc gia Hỗ trợ nạn nhân mạng nói những tổ chức tội phạm như vậy thường ở nước ngoài, khiến cho việc điều tra trở nên khó khăn hơn.
Theo quan điểm của chúng tôi - như những gì tôi biết từ những nạn nhân thì đó là tội phạm có tổ chức, chứ không phải là mối quan hệ hai bên hay hai người. Nó được tổ chức để giăng bảy ở mức độ toàn cầu."
Delia Rickard nói rằng Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Úc (ACCC) đang làm việc với tất cả các bên trung gian quan tâm đến vấn đề tội phạm này để tìm cách đối phó.
Các cơ quqan này bao gồm các công ty truyền thông xã hội, ngân hàng và các dịch vụ chuyển tiền được sử dụng để tạo điều kiện cho việc chuyển tiền mặt quốc tế.
Và bà nói có tin tốt cho những người đã mất tiền để lừa đảo thông qua Western Union rằng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã đưa công ty dịch vụ chuyển tiền này ra tòa vào năm ngoái và đã giành một khoản thanh toán trị giá 500 triệu đô la để đền bù cho những người bị lừa.
"Bất kỳ người nào ở Úc đã mất tiền cho một kẻ lừa đảo thông qua một khoản thanh toán qua Western Union vào thời gian từ giữa tháng 1 năm 2004 cho đến tháng 1 năm 2017, thì nay có thể đưa ra lời yêu cầu bồi thường để lấy lại tiền của họ và phải làm ngay vì đến cuối tháng 5 thì hết hạn. "
Và đối với bất cứ ai kết nối trực tuyến với người lạ, bà Rickard có một cảnh báo: Hãy cẩn thận với những hành động khả nghi và hãy đề cao cảnh giác.
"Lời khuyên tốt nhất mà tôi có thể đưa ra và cũng xin lỗi trước vì nghe có vẻ khiếm nhã nhưng thực tế đó là: Không chia sẻ những bức ảnh thân mật và video với những người mà bạn gặp trên mạng mà bạn không quen biết, bởi vì bạn không bao giờ biết danh tính thực của họ và không biết là họ có làm điều này với bạn hay không. "
Để biết thêm thông tin về thoả thuận của Western Union và cách lấy lại tiền nếu bạn bị lừa, hãy truy cập trang web của ACCC hoặc tìm liên kết trên sbs.com.au/news.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại