Nơi trú ẩn và có an toàn thực sự hay không ?

Tổng Giám Mục Anh giáo ở Brisbane là Peter Catt

Tổng Giám Mục Anh giáo ở Brisbane là Peter Catt Source: AAP

Một số các nhà lãnh đạo tinh thần trên nước Úc, đã đưa ra lời trợ giúp nơi tạm trú cho những người tầm trú, trong đó có trẻ em vốn gặp nguy cơ bị trả về đảo quốc Nauru ở Thái bình Dương.


Lời đề nghị nói trên, đứng đầu là vị Tổng Giám Mục Anh giáo ở Brisbane là Peter Catt, theo sau một tranh tụng bị thất bại của các luật sư, tranh đấu cho nhóm trước tòa án tối cao. Họ cho rằng, những người nầy sẽ gặp nguy hiểm do bị lạm dụng và chấn thương tâm lý, nếu trở lại trung tâm tạm giam di trú trên đảo Nauru.

Những nơi tạm trú như thế nào, ở đâu và căn bản pháp lý ra sao trong luật pháp Úc.

Tổng Giám Mục Anh giáo của Brisbane, Tiến sĩ Peter Catt cho biết, Ngài sẵn lòng đề nghị các chỗ trú ngụ và cũng sẳn sàng đi tù, nhằm ngăn tránh những người tỵ nạn bi trục xuất.

"Chúng tôi chuẩn bị tình huống, có người đến nhà thờ và xin được tạm trú".

"Chúng tôi chuẩn bị việc cho họ trú ngụ và giúp họ được an toàn ở đây".

"Nếu tôi bị buộc tội về việc chứa chấp người tầm trú, thì án tù có thể lên đến 10 năm".

Trong lịch sử, có nhiều nơi thờ phượng cũng được dùng vào chỗ tạm trú.

Có những văn bản liên quan đến chỗ trú ẩn trong Kinh thánh, thường được gọi là đạo Abrahamic, tức bắt nguồn từ ông tổ Abraham, như Do thái giáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo được xem là lớn nhất, và ý tưởng có thể còn xa xưa hơn nữa.

Việc nầy thường được dẫn chứng vào thời Trung Cổ, khi người ta có thể đến nhà thờ để xin được bảo vệ khỏi nạn đàn áp, thường là do những nhà cầm quyền thế tục.

Ông Gary Bouma là giáo sư về Xã hội học, tại đại học Monash.

"Chắc chắn có sự liên hệ về việc tìm chỗ tạm trú trong nhà thờ trong các bản kinh tiếng Hebrew, khi có nhiều thành phố những người tỵ nạn mà quí vị đôi khi phải thương lượng với nhà chức trách hay bất cứ cơ quan nào".

"Quí vị phải khai rõ tên tuổi, hoàn cảnh tầm trú, thế nhưng không thể kéo dài quá lâu, do thường có những hạn chế".

"Quí vị được an toàn khi có chỗ trú ngụ, đó là khi quí vị ở một nơi thuộc tôn giáo một nơi thiêng liêng".
"Trong Cựu Ước cho phép các nhà thờ và đặc biệt là các nhà thờ chánh toà cung cấp chỗ trú ẩn cho người cần đến". Bà Misha Coleman, Chủ tịch lực lượng tranh đấu cho Người tỵ nạn của các Nhà thờ tại Úc.

Tính chất hợp pháp của việc trú ẩn, chưa hề được tranh tụng trước pháp luật nước Úc.

Hiệp hội Luật pháp Queensland vạch ra rằng, nếu nhà thờ có thể bất chấp quyết định của toà án, bằng cách cho phép việc trú ẩn, các nhà thờ sẽ đông nghẹt người hơn các khám đường.

Bà Misha Coleman, là Chủ tịch lực lượng tranh đấu cho Người tỵ nạn của các Nhà thờ tại Úc, vốn ủng hộ việc các nhà thờ, dành nơi trú ẩn cho người tỵ nạn và người tầm trú.

Bà hy vọng các nhà thờ nói trên, không đi đến chỗ thử nghiệm tính chất hợp pháp trước tòa, trong việc trợ giúp.

Bà Coleman nói thêm rằng, các nhà thờ đều biết được trách nhiệm cá nhân và các nguy cơ khi họ đưa ra các trợ giúp, thế nhưng bà cho rằng, các nhà lãnh đạo giáo hội xem đây là công việc của họ, bất chấp việc nầy có vi phạm luật pháp hay không.

"Tính thiêng liêng bất khả xâm phạm của nơi trú ẩn vốn cung cấp cho các nhà thờ, chưa được tranh tụng trước các toà án của Úc, thế nhưng đã có một loạt các tiền lệ".

"Chẳng hạn như năm nay tại Đức, có khoảng 200 nhà thờ nhận những người tầm trú, nhằm trách cho họ bị trục xuất về lại Syria".

"Và chúng tôi rõ ràng hy vọng rằng chúng ta không phải mang vấn đề nầy ra trước tòa, thế nhưng chúng ta lệ thuộc vào Thánh kinh, nếu quí vị muốn".

"Trong Cựu Ước cho phép các nhà thờ và đặc biệt là các nhà thờ chánh toà cung cấp chỗ trú ẩn cho người cần đến".

"Thực vậy trong công luật  ở Anh quốc, có nhiều tiền lệ về việc nhà thờ giữ vai trò như vậy".

Vào thập niên 1980 tại Hoa kỳ, Phong trào có tên là Santuary Movement, là một chiến dịch tôn giáo lẫn chính trị, nhằm cung cấp nơi trú ẩn cho những người tỵ nạn Trung Mỹ, chạy trốn các cuộc nội chiến.

Hành động nầy do hơn 250 nhóm Tin Lành, Thiên chúa giáo và Do thái giáo phát động, nhằm đối phó với chính sách di trú liên bang vào thời đó, vốn gây khó khăn cho người tầm trú từ Trung Mỹ.

Ngoài những người tỵ nạn và tầm trú, các nhà thờ cũng cung cấp nơi trú ẩn cho những người khác, lánh xa các hoàn cảnh khó khăn, thế nhưng thường không có cùng tình trạng về mặt luật pháp. Bà  Misha Coleman giải thích.

"Nước Úc chẳng hạn, điều rất thông thường là phụ nữ và trẻ em tìm cách lánh xa nạn bao hàng trong gia đình, đã tìm đến nhà thờ".

"Và sau một trận cháy rừng, lũ lụt, bão tố, mọi người tìm đến trú ngụ trong nhà thờ".

"Có nhiều thí dụ hiện thời tại Úc và trên khắp thế giới, mọi người hy vọng tìm được nơi chăm sóc và hỗ trợ tại nhà thờ".

Trong khi đó, Tổng trưởng Di trú, ông  Peter Dutton cho đài phát thanh thương mại 2UE ở Sydney biết rằng, có nhiều người có ý định tốt trong việc nầy, thế nhưng ngay cả các nhà thờ cũng không thể đứng trên luật pháp.

"Các nhà thờ cung cấp rất nhiều sự trợ giúp cho người tỵ nạn, họ cảm thấy rất nhiệt tình trong việc nầy và tôi hiểu điều đó".

"Thế nhưng cuối cùng, mọi người phải tuân thù luật pháp Úc, bất chấp quí vị là ai đi nữa".



 

 


Share