Ông Bruce Pascoe là một nhà văn Thổ dân người Úc, thuộc bộ tộc Bunurong, người tự nhận mình là một "người Úc bình thường".
Ông được mô tả là một trong những nhà sử học bản địa có ảnh hưởng nhất của Úc và trong những năm gần đây, đã gợi ý rằng, các thế hệ người Úc đã bị sách lịch sử của họ, đánh lừa vào niềm tin sai lầm rằng, người Thổ dân chỉ là một xã hội săn bắn hái lượm.
Ông Pascoe thách thức ý tưởng này, trong cuốn sách Dark Emu, Con Emu Đen và ông nói với SBS News rằng, ông tin đây là quan niệm sai lầm lớn nhất, về văn hóa thổ dân và dân bán đảo Torres.
“Tôi nghĩ thông thường nhất là mọi người cho là người Thổ dân chỉ là những người săn bắn hay hái lượm, rồi họ chẳng làm gì với đất đai, chẳng trồng hoa màu vân vân".
"Việc đó tôi nghĩ bắt nguồn từ chuyện nước Úc lo lắng khi đối diện với sự thực, là nước Úc đã bị xâm lăng và đất đai bị chiếm hết. Vì vậy hồi tưởng lại, tôi có thể nói rằng người Thổ dân hiện không xử dụng đất đai, vì vậy họ chẳng đáng bị cáo buộc là như vậy”, Bruce Pascoe.
Ông Pascoe cũng tin rằng, cần phải chú ý nhiều hơn đến kinh nghiệm của người Thổ dân trong nông nghiệp, cũng như cách người Thổ dân và người dân eo biển Torres canh tác vùng đất này, trong khoảng thời gian 120.000 năm.
Ông nói rằng việc giết cá trong các hệ thống sông ngòi của Úc trong mùa hè cho thấy, người Úc nên xem xét các loại cây trồng sử dụng ít nước hơn.
“Những gì người Thổ dân làm, là họ chú tâm đến các loại cây lâu năm, loại cây cối có rễ mọc rất sâu, vốn có thể tìm được nước dưới sâu và vì vậy sẽ trở nên hữu hiệu hơn, việc nầy giúp chúng sống sót qua các cơn hạn hán”.
Các sự kiện lịch sử không phải là chủ đề duy nhất của quan niệm sai lầm và thậm chí là định kiến, khi nói đến nhận thức về xã hội Thổ dân.
"Một khi chúng ta vượt qua những điều đó, mà rõ ràng là sai lầm với một đứa trẻ 8 tuổi cũng có thể hiểu được, thì chúng ta có thể có một cuộc thảo luận hữu lý”, Bruce Pascoe.
Trong một số khu vực, có một ý tưởng từ lâu cho rằng, người Thổ dân được ban cho nhiều lợi lộc hơn người Úc bình thường.
Ông Pascoe nói, đây không phải là trường hợp như vậy.
“Sự ngộ nhận là người Thổ dân là những người được đi lại tự do và miễn phí trong xã hội và về mọi thứ".
"Thực sự người Thổ dân chẳng nhận được gì từ chính phủ, trừ những người tùy mức độ lợi tức của, họ hy vọng sẽ nhận được tiền trợ cấp nuôi con child support và những thứ như vậy".
"Chỉ là những sự tài trợ bình thường cho những người bị bất lợi trong xã hội mà thôi, đó là những gì người Thổ dân nhận được, và chuyện đó mang tính chất châm chọc nữa".
"Bởi vì tôi làm chủ đất đai, người ta phỏng đoán rằng tôi dễ dàng nhận được nhiều lợi lộc từ chính phủ, việc đó thực sự làm tổn thương rất nhiều”, Bruce Pascoe.
Ông cũng cho biết, các ngộ nhận nầy cần được cải sửa, qua các cuộc thảo luận chân thật.
“Tìm cách cho là người Thổ dân là những người tuyệt vọng do chẳng xử dụng đất, không xứng đáng giữ đất, chẳng phải là người có đất vì chẳng làm gì với đất đai cả, điều nầy rõ ràng là sai lầm và đúng là một lập luận hoàn toàn sai trái, để thuyết phục cho việc xâm chiếm đất đai".
"Một khi chúng ta vượt qua những điều đó, mà rõ ràng là sai lầm với một đứa trẻ 8 tuổi cũng có thể hiểu được, thì chúng ta có thể có một cuộc thảo luận hữu lý”, Bruce Pascoe.
Muốn biết thêm về các câu chuyện, qua việc ăn mừng lễ hội Naidoc trên khắp nước Úc, xin vào trang mạng sbs.com.au/nitv/naidoc
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại