Hungary phạt tội hình sự người tầm trú và những nhà tranh đấu

Hungarian Prime Minister Viktor Orban

Hungarian Prime Minister Viktor Orban Source: AAP

Quốc hội Hungary hiện bị quốc tế lên án sau khi chấp thuận một loạt luật lệ qui định tội hình sự đối với người tầm trú và những ai hỗ trợ cho họ.


Thủ Tướng Viktor Orban cho biết luật lệ đó cần thiết để bảo vệ đất nước của ông khỏi nạn di trú bất hợp pháp thế nhưng các nhóm tranh đấu nhân quyền gọi đây là một điểm tệ hại mới cho Hungary.

Quốc hội Hungary đã chấp thuận một loạt các đạo luật theo đó trừng phạt với tội hình sự các luật sư và những nhà tranh đấu, giúp đỡ cho những người tầm trú và chính những người tầm trú nữa.

Bộ luật có tên là "STOP Soros" được đặt tên theo nhà tỷ phú Mỹ gốc Hungray là ông Gerorge Soros, vốn hỗ trợ cho các tổ chức phi chính phủ và các nhân viên của các tổ chức nầy, có thể bị án tù nếu giúp đở người tầm trú khi họ không đủ điều kiện.

Bộ trưởng Nội Vụ Sandor Pinter nói rằng, các công dân Hungary mong muốn chính phủ nước nầy dùng mọi biện pháp cần thiết để chống lại nạn di trú bất hợp pháp và các hành động hỗ trợ di dân.

Ông cho biết, luật pháp sẽ ngăn chận quốc gia nầy trở thành một nước của người di dân.

Ông Peter Harrach, lãnh đạo của đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo tại nước nầy, vốn là một phần của chính phủ liên hiệp nói rằng luật pháp sẽ giúp chấm dứt nạn di trú bất hợp pháp.

"Những người cung cấp việc cứu trợ cho những người tỵ nạn thực sự thì nên hỗ trợ, thế nhưng những ai di dân bất hợp pháp là có liên hệ với những kẻ buôn người"

Trong khi đó, Thủ Tướng Hungary là ông Viktor Orban và đảng bảo thủ cứng rắn Fidesz của ông là những thành phần chống đối mạnh mẽ di dân.

Ông Orban gọi các di dân là một đe dọa cho nền văn minh Thiên chúa giáo của Âu Châu và hồi năm 2015 đã thiết lập hàng rào kẽm gai dọc theo biên giới với Croatia và Serbia, vào lúc cao điểm của cuộc khủng hoảng di dân ở Âu Châu.

Cao Ủy Nhân Quyền LHQ là ông Zeid Ra'ad Al Hussein trước đó đã mệnh danh ông Orban là một kẻ Phát xít và bài ngoại.

Nay ông nói rằng các luật lệ mới nầy là không thể chấp nhận được.

"Những ngăn cấm nầy và các biện pháp liên hệ được chính phủ Hungary chấp nhận trong những tháng vừa qua, làm tổn hại cho di dân trong những tình huống nguy hiểm cùng những người xin tầm trú, cũng như chuyện trừng phạt những người bênh vực cho nhân quyền, do công việc giúp đỡ nhân đạo khi tìm cách hỗ trợ cho họ".
"Ý kiến hiện có sẵn đối với chính phủ Hungary và dự thảo nầy nói rõ rằng, sẽ không có việc chế tài hình sự đối với các họat động hợp pháp đầy đủ, những vụ trợ giúp pháp lý chongười tầm trú. Những người đã xin tầm trú tại Hungary không nên bị trừng phạt về mặt hình sự", Marta Pardavi.
Cao Ủy cũng nói rằng, các nhóm ủng hộ người tỵ nạn và tầm trú cũng nên nhận được thêm sự bảo vệ.

"Điều cần thiết là các cơ quan theo dõi độc lập không chỉ gồm các tổ chức quốc tế mà còn những định chế nhân quyền trong nước và xã hội dân sự, có thể theo dõi tình trạng nhân quyền của các di dân mà không phải sợ hãi hay cản trở".

Các con số thống kê của Hungary vào tháng 4 năm nay cho thấy, có 3555 người tỵ nạn sống ở nước nầy, với dân số là 10 triệu người.

Chỉ có 342 người đăng ký là người tầm trú trong 4 tháng đầu tiên trong năm nay và cho đến nay chỉ có 279 người được chấp nhận.

Bà Marta Pardavi thuộc nhóm nhân quyền có tên là Ủy Ban Helsinki Hungary nói rằng, chính sách của chính phủ là tụt hậu.

"Thay vì cung cấp việc bảo vệ cho các di dân, chính phủ Hungary quyết định không hỗ trợ và từ chối việc bảo vệ khi thực sự đứng về phía những kẻ đàn áp. Việc nầy bắt đầu đàn áp ngay cả cá nhân, những người bảo vệ nhân quyền và những người khác giúp đỡ cho người tầm trú. Tôi nghĩ đây là điểm thấp nhất cho nước Hungary ngày nay, ngay cả luật sư cũng có thể bị truy tố hình sự, một điều mà chưa hề nghe thấy kể từ thập niên 1950".

Được biết Ủy Ban Venice, cơ quan cố vấn về Hiến Pháp của Hội Đồng Âu châu đã yêu cầy Hungary không chấp thuận các luật lệ mới cho đến khi phúc trình của cơ quan nầy được công bố.

Chính phủ Hungary chọn cách chấp thuận luật lệ bằng mọi giá.

Bà Pardavi nói rằng, Ủy Ban Venice đã cho biết sẽ bác bỏ các luật lệ đó.

"Ý kiến hiện có sẵn đối với chính phủ Hungary và dự thảo nầy nói rõ rằng, sẽ không có việc chế tài hình sự  đối với các họat động hợp pháp đầy đủ, những vụ trợ giúp pháp lý chongười tầm trú. Những người đã xin tầm trú tại Hungary không nên bị trừng phạt về mặt hình sự", Marta Pardavi.

Được biết chính phủ Orban có thể bị kiện từ Ủy Hội Âu châu, cơ quan hành pháp cuả EU về các luật lệ mới nói trên.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share