Sức khỏe là Vàng: Những tiến bộ trong điều trị bệnh Gout

feet-174216_1920.jpg

Sưng đau ngón chân cái là triệu chứng đặc trưng của bệnh gout. Credit: Pixabays

Gout là một bệnh mãn tính phổ biến và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Những tiến bộ trong điều trị hiện nay giúp kiểm soát triệu chứng hiệu quả và ngăn ngừa tái phát thông qua thuốc men và thay đổi lối sống.


Những điểm chính
  • Bệnh Gout là loại viêm khớp phổ biến, gây ra các cơn đau khớp đột ngột và dữ dội.
  • Ngón chân cái thường bị ảnh hưởng nhất, nhưng bệnh Gout có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào.
  • Gout là bệnh mãn tính nên cần điều trị theo kế hoạch dài hạn bao gồm dùng thuốc, thay đổi lối sống và theo dõi.
Gout là loại viêm khớp phổ biến. Bệnh có thể gây ra các cơn đau khớp đột ngột và dữ dội, thường vào ban đêm.

Ngón chân cái là khớp bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nhưng bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể.
Theo thời gian, các cơn Gout tái phát có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các khớp.

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh Gout thường là:
  • Đau dữ dội đột ngột và sưng ở khớp;
  • Da ở khớp bị ảnh hưởng trở nên nóng và đỏ;
  • Khó cử động khớp;
  • Khớp rất đau khi chạm vào;
Các triệu chứng này thường phát triển nhanh và có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần.
LISTEN TO
Vietnamese_140525SKLV_Goutup image

Sức khỏe là Vàng: Những tiến bộ trong điều trị bệnh Gout

SBS Vietnamese

22:14

Nguyên nhân gây ra bệnh Gout là do cơ thể có quá nhiều axit uric – một chất thải tự nhiên từ thức ăn và tế bào.

Nếu thận không lọc hết, axit uric sẽ tích tụ và tạo ra các tinh thể nhỏ như kim trong khớp. Khi cơ thể phản ứng với các tinh thể này, sẽ gây ra cơn đau, sưng và viêm đột ngột.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh Gout

Một người có nhiều nguy cơ mắc bệnh Gout nếu:
  • có nồng độ urat trong máu tăng cao
  • dùng một số loại thuốc nhất định, chẳng hạn như aspirin hoặc thuốc lợi tiểu
  • là nam giới trên 65 tuổi có người thân trong gia đình đã từng bị bệnh Gout.
Các yếu tố về lối sống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout bao gồm:
  • ăn nhiều thịt và hải sản uống nhiều rượu, đặc biệt là bia và rượu mạnh
  • uống nhiều thức uống có nhiều đường hoặc fructose (như nước ngọt, soda và nước trái cây cô đặc)
  • ăn kiêng khắc nghiệt hoặc không ăn đủ trong thời gian dài và giảm cân nhanh chóng.
Các tình trạng bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout bao gồm: thừa cân, mất nước, bệnh thận mãn tính, huyết áp cao, bệnh tiểu đường loại 2, cholesterol cao.

Bệnh Gout cũng có thể ảnh hưởng đến những người đang điều trị hóa trị cho một số bệnh ung thư và những người mắc: bệnh bạch cầu, bệnh vẩy nến nặng.

Điều trị bệnh Gout cần một phương pháp tiếp cận đa diện, bao gồm cả thuốc men và thay đổi lối sống.

Điều quan trọng là tuân theo một phác đồ điều trị được kê đơn để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các đợt bùng phát trong tương lai. Phác đồ này thường bao gồm thuốc cho các cơn cấp tính và quản lý lâu dài để giảm nồng độ axit uric.

Mời quý vị vào phần Audio để nghe Bác sĩ Brian Cung trình bày về những điều cần lưu ý về bệnh Gout, đặc biệt là những tiến bộ trong điều trị bệnh Gout hiện nay.

Thông tin trong bài chỉ mang tính tổng quát. Quý vị hãy gặp GP hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn cụ thể cho tình trạng sức khỏe của quý vị.

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 
Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay 

Share