Sức khỏe là Vàng: Sỏi túi mật khi nào cần điều trị?

pexels-mart-production-7089014.jpg

Chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP) là một dạng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI). Source: Pexels/Mart Production

Sỏi túi mật là một rối loạn phổ biến của hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến phần lớn người trên 50 tuổi. Thông thường sỏi túi mật chỉ được điều trị nếu gây ra triệu chứng.


Key Points
  • Sỏi mật được tạo thành từ cholesterol, sắc tố mật và muối canxi, hình thành trong túi mật của một người.
  • Khoảng 70% trường hợp sỏi mật không gây ra triệu chứng, chỉ được phát hiện tình cờ qua việc khám định kỳ.
  • Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn có thể giúp phòng ngừa sỏi túi mật.
Túi mật là một bộ phận nhỏ hình trái lê, nằm ở bụng trên bên phải, ngay bên dưới gan.

Túi mật chứa mật, một loại dịch tiêu hóa do gan tiết ra, giúp tiêu hóa chất béo từ thức ăn.

Sỏi mật hay sạn mật được hình thành từ cholesterol, sắc tố mật và muối canxi, thường ở dạng hỗn hợp, kết tinh và cứng lại trong túi mật.

Triệu chứng cơn đau sỏi mật

Trong hầu hết các trường hợp, sỏi mật không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và chỉ được phát hiện trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc kiểm tra bệnh lý khác.

Nếu sỏi mật mắc kẹt trong ống dẫn mật và gây tắc nghẽn, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm: đau đột ngột và dữ dội ở phần trên bên phải bụng, đau từng cơn và có thể lan ra lưng hoặc bả vai; nôn ói.

Cơn đau có thể kéo dài tới 5 giờ, và thường sẽ biến mất khi sỏi mật rơi khỏi ống dẫn mật.

LISTEN TO
Vietnamese_160425_SKLV_Gallstones.mp3 image

Sức khỏe là Vàng: Sỏi túi mật khi nào cần điều trị?

SBS Vietnamese

22:38

Khi nào cần gặp bác sĩ

Hãy gặp bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào gây lo lắng, nhất là khi đau bụng dữ dội, da và lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng, sốt cao kèm theo ớn lạnh.

Nếu sỏi mật gây ra các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị điều trị tùy theo trường hợp.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật bao gồm: là phụ nữ, đang mang thai hoặc đang uống viên tránh thai, từ 40 tuổi trở lên, bị dư cân hoặc béo phì, ít vận động, ăn nhiều chất béo, ăn ít chất xơ, có tiền sử gia đình bị sỏi mật, mắc bệnh tiểu đường, giảm cân quá nhanh, dùng thuốc có chứa estrogen, và mắc bệnh gan.

Vì vậy, có thể giảm nguy cơ sỏi mật bằng cách:
  • Không nhịn ăn hoặc bỏ bữa.
  • Nếu cần giảm cân, hãy giảm từ từ.
  • Không ăn quá nhiều chất béo. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ hơn, như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Giữ cân nặng khỏe mạnh bằng cách giảm lượng calo ăn vào và tăng lượng hoạt động thể chất.
Mời quý vị vào phần Audio để nghe Bác sĩ Brian Cung trình bày những điều cần lưu ý về sỏi túi mật.

Thông tin trong bài chỉ mang tính tổng quát. Quý vị hãy gặp GP hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn cụ thể cho tình trạng sức khỏe của quý vị.

Đồng hành cùng chúng tôi tại 
 và cập nhật tin tức ở 
Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ 

Share