Khi mực nước sông Mekong xuống thấp và lũ thấp sẽ dẫn tới nhiều hệ quả nghiêm trọng như phù sa ngày càng ít ảnh, hưởng đến chât và lượng của tôm cá nông thủy sản, chim chóc sống bằng nguồn tôm cá trên sông và động ruộng sẽ bỏ đi, và ảnh hưởng đến cư dân sống bằng nguồn lực con sông. Bên cạnh đó do không có đủ nước ngọt để đẩy mặn ra xa, không rửa được tạp chất khác trong đất, việc trồng lúa và các loại cây khác cũng ảnh hưởng nghiêm trọng.
PGS.TS Lê Anh Tuấn cũng cho biết việc hợp tác khai thác và quản lý sông Mekong lỏng lẻo khiến các quốc gia tự tung tự tác và đây là vấn đề nhức nhối.
Trước mắt người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ đối mặt với một mùa lũ thấp bị mặn xâm lấn khốc liệt.
Các chuyên gia và các nhà học giả đã có những kiến nghị với chính phủ và đề ra các biện pháp nhằm giúp người dân chuyển đổi phương thức sản xuất và mục tiêu sản xuât tuy nhiên không thể giải trong một thời gian ngắn.
Có lẻ không chỉ có sông Mekong lâm vào tình trạng 'mất nước' chưa từng có trong lịch sử mà có lẻ trong lịch sử cả nước Việt Nam cũng chưa từng ở trọng vị thế bị bủa vây như hiện nay.
Sông Mekong bị khống chế ở thượng nguồn trong bối cảnh các đảo Hoàng Sa Trường Sa và Tư Chính chiếm đóng và xâm phạm ngoài biển Đông, phía Tây Campuchia âm thầm cho Trung Quốc thuê cảng quân sự Ream ở vịnh Thái Lan như Wall Street Journal đưa tin, phía bắc thì Trung Quốc lấn lướt, Việt Nam tứ bề thọ địch.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung