Đại dịch COVID-19 có thể gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Úc trong tỉ lệ những cái chết sớm hơn

Các nhà nghiên cứu của Đại học Melbourne cho biết sự bất bình đẳng về kinh tế xã hội và địa lý đáng kể và ngày càng mở rộng ở Úc – và đại dịch coronavius có thể đã làm khoảng cách này lớn hơn.

People are seen waiting in line outside a Woolworths supermarket in Coburg, Melbourne, 19 March, 2020.

People are seen waiting in line outside a Woolworths supermarket in Coburg, Melbourne, 19 March, 2020. Source: AAP

Highlights
  • Nghiên cứu cho thấy đại dịch COVID-19 ở Úc làm gia tăng khoảng cách những cái chết trẻ hơn trong các nhóm kinh tế xã hội bất lợi hơn.
  • Căng thẳng gia tăng và thất nghiệp khiến các nhóm kinh tế xã hội bất lợi hơn khó khăn hơn, tác động đến hành vi sức khoẻ và tiếp cận chăm sóc sức khoẻ.
  • Kêu gọi đây phải là một sự cân nhắc quan trọng trong các chính sách phản ứng với COVID-19 của chính phủ.
Đại dịch COVID-19 đã có thể làm trầm trọng thêm một khoảng cách kinh tế xã hội ngày càng lớn về tỷ lệ tử vong sớm trong người Úc, các nhà nghiên cứu cho biết.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Melbourne cho biết sự bất bình đẳng về kinh tế xã hội và địa lý ngày càng lớn trong nguy cơ tử vong đã đi kèm với sự chậm lại trong việc tăng tuổi thọ của Úc.
Nghiên cứu của họ cho thấy những cái chết sớm ở độ tuổi từ 35 đến 74 xảy ra ở những khu vực kinh tế xã hội thấp nhất với tỷ lệ cao gấp đôi những người ở mức cao nhất.

Những người sống ở khu vực miền quê, vùng sâu và vùng rất xa xôi có tỷ lệ tử vong sớm cao hơn khoảng 40 phần trăm so với các thành phố lớn, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Australian Population Studies – Nghiên cứu Dân số Úc cho thấy.

Giáo sư Alan Lopez nói rằng việc giảm khoảng cách về tỷ lệ tử vong sẽ đòi hỏi một sự thay đổi đáng kể trong chính sách, với sự nhấn mạnh hơn vào việc điều chỉnh các chiến dịch y tế và can thiệp vào bối cảnh kinh tế xã hội và các yếu tố gây căng thẳng phổ biến trong các nhóm cư dân miền quê, nông thôn và các nhóm có tình trạng kinh tế xã hội thấp hơn.
Giáo sư Lopez, giám đốc của nhóm Bệnh tật và Gánh nặng Toàn cầu của trường đại học, lo ngại các yếu tố gây căng thẳng về cảm xúc và kinh tế từ đại dịch coronavirus sẽ khiến các nhóm có tình trạng kinh tế xã hội thấp hơn trải qua một cách nặng nề chật vật hơn, càng làm tăng thêm khoảng cách về tỷ lệ tử vong.

“Sự xuất hiện của COVID-19 có thể làm trầm trọng thêm xu hướng vốn đã bất lợi này vì căng thẳng gia tăng và tình trạng thất nghiệp gây tác động nặng nề nhất lên nhóm người vốn đã không được sung túc, điều này có thể gây những ảnh hưởng tiếp nối đến các hành vi sức khỏe kém hơn và tiếp cận với chăm sóc sức khỏe,” ông nói cho biết trong một tuyên bố vào thứ Hai.

“Điều này phải là một sự cân nhắc quan trọng trong các chính sách phản ứng với COVID-19 của chính phủ.”
Các nhà nghiên cứu lưu ý các hành vi bất lợi cho sức khỏe như hút thuốc, uống rượu và chế độ ăn uống kém phổ biến hơn ở các nhóm kinh tế xã hội thấp hơn, điều này có thể giải thích phần lớn khoảng cách kinh tế xã hội ngày càng lớn về tỷ lệ tử vong.

Họ cũng lưu ý sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cũng như sự sẵn có của các dịch vụ chăm sóc chấn thương thiết yếu và chăm sóc cấp tính, có khả năng đóng vai trò quan trọng trong tỷ lệ tử vong cao hơn ở khu vực miền quê và khu vực xa xôi.

“Nếu chúng ta tiếp tục chứng kiến ​​sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng và cụ thể là sự suy giảm tuổi thọ trong các nhóm kinh tế xã hội thấp nhất, tăng trưởng tuổi thọ trong tương lai ở Úc sẽ bị cản trở,” Tiến sĩ Tim Adair cho biết.
Gia tăng tuổi thọ của Úc đã chậm lại kể từ năm 2003.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu hồ sơ khai báo tử vong của Úc từ năm 2006 đến năm 2016 và ghi nhận tuổi thọ của cả hai giới đã bị đình trệ kể từ năm 2013.

Dữ liệu mới nhất đặt tuổi thọ trung bình người Úc ở mức 80.5 tuổi đối với nam và 84.6 tuổi đối với nữ.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 25 May 2020 1:00pm

Share this with family and friends