Giữa một mùa hè nóng kỷ lục, người Úc càng chứng kiến sự bất bình đẳng về nhiệt độ

Penrith là nơi nóng nhất trên trái đất vào năm 2020, với nhiệt độ ban ngày là 48,9 độ C. Khi khu vực này chuẩn bị chứng kiến một mùa hè nóng hơn nữa, các chuyên gia giải thích về nhiệt độ cao làm gia tăng bất bình đẳng xã hội như thế nào.

Climate Change, Global Warming, Global Boiling from the Climate Crisis and the Catastrophic Heatwave, the Sun, and the Burning Heatwave Hot Sun

Việc thiếu không gian xanh và cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển đang góp phần tạo nên hiệu ứng 'đảo nhiệt' làm nóng Tây Sydney vào mùa hè. Source: Moment RF / chuchart duangdaw/Getty Images

Tây Sydney ghi nhận nhiệt độ là 41 độ C vào thứ Ba, đánh dấu ngày nóng nhất trong khu vực kể từ tháng 12 năm 2023.

“Thật buồn cười,” một người dân địa phương ở Penrith cho biết.

“Thời tiết cứ nóng dần lên mỗi năm, tôi cứ ngỡ như mình đang ở trên mặt trời.”
Nhiệt độ cao đã làm dấy lên cuộc thảo luận về bất bình đẳng khí hậu của thành phố.

“Do [Sydney] gần đại dương và các vùng nước, nên có những khu vực phía đông của thành phố thực sự được hưởng lợi từ gió biển”, nhà khí hậu học đô thị Tiến sĩ Negin Nazarian nói với SBS Examines.

"Nhiệt độ ở những khu vực đó luôn thấp hơn Tây Sydney”.
Bà tin rằng sự phát triển đô thị đáng kể và sự gia tăng mạnh về dân số khi mọi người di chuyển về phía tây để chi phí rẻ hơn đang góp phần gây ra tình trạng nóng bức.

Nhà khoa học về khí hậu và chuyên gia thích ứng với biến đổi khí hậu, Giáo sư Nigel Tapper nói với SBS Examines rằng những khu vực nóng nhất của thành phố thường là nơi sinh sống của "những người dễ bị ảnh hưởng nhất".

Ông cho biết những khu vực này "thiếu" thảm thực vật và không gian xanh, có nghĩa là nhiệt bị giữ lại ở mặt đất cả ngày lẫn đêm.
Việc không có gió biển làm mát càng làm trầm trọng thêm vấn đề.

Tiến sĩ Lai Heng Foong, bác sĩ khoa cấp cứu tại Bệnh viện Bankstown, tin rằng thiết kế đô thị của Tây Sydney không phù hợp với một khu vực quá nóng.

"Tây Nam Sydney có nhiệt độ cao hơn nhiều so với các vùng ngoại ô ven biển khác", bà cho biết.

"Các ngôi nhà nằm rất gần nhau và không có nhiều cây xanh. Chắc chắn không có biện pháp giảm nhiệt nào được đưa vào quá trình xây dựng những ngôi nhà có mái màu đen này".

'Đảo nhiệt' là gì?

Thiết kế đô thị này đã tạo ra cái được gọi là hiệu ứng 'đảo nhiệt'.

Ông Peter Crank từ Đại học Waterloo cho biết, đảo nhiệt là do thiếu bề mặt tự nhiên.

“Nguyên nhân căn bản gây ra điều đó là chúng ta đang thay thế các bề mặt tự nhiên bằng những thứ như nhựa đường và bê tông, kính và kim loại, những thứ giữ nhiệt và giải phóng nhiệt ở tốc độ khác với bề mặt tự nhiên”, ông cho biết.
Kết quả là, cư dân Tây Sydney phải chịu đựng nhiệt độ oi bức liên tục tăng trong những năm gần đây.

Khi nhiệt độ tiếp tục tăng, Tiến sĩ Foong lo ngại về cách giải quyết tình trạng nóng bức ở Tây Sydney.
Chúng ta không thể tiếp tục mọi thứ như thường lệ. Cần phải xem xét lại.
“Điều lớn nhất cần thay đổi là tập trung vào cộng đồng, vì cộng đồng là những người sẽ phải chịu đựng”, bà nói.

“Với việc giáo dục cộng đồng nhiều hơn, mọi người sẽ hiểu rằng đây thực sự là một vấn đề có khả năng giết người và khiến họ bị bệnh rất nặng”.

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 
Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ 
 

Share
Published 20 December 2024 3:54pm
Updated 3 January 2025 11:42am
By James Elliott
Presented by Thanh Ngôn
Source: SBS


Share this with family and friends