Siêu thực phẩm có tốt cho sức khỏe như mọi người vẫn tưởng?

Trong những năm gần đây, xu hướng siêu thực phẩm (superfood) nổi lên như là một lựa chọn cho lối sống lành mạnh và giúp ngăn ngừa bệnh tật. Thế nhưng có phải loại siêu thực phẩm nào cũng có lợi?

Healthy food clean eating selection

疫情下長者如何保持健康飲食? Source: Getty Images

Thực phẩm cung cấp cho chúng ta những dưỡng chất cần thiết để tồn tại, và một chế độ ăn uống lành mạnh .

Bên cạnh đó, nhiều người còn tìm đến những loại “siêu thực phẩm” (superfood) với hy vọng ngăn ngừa hoặc điều trị một số bệnh.

Mặc dù các loại thực phẩm này có chứa “” – các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa ung thư, bệnh tim và nhiều căn bệnh khác.

Thế nhưng chúng hoàn toàn không phải là “thần dược” như nhiều trang mạng quảng cáo.

Theo trang , đa số những bài quảng cáo superfood đều dựa trên những nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm, và sử dụng các chiết xuất cô đặc từ thực phẩm.

Do đó, tác dụng của những chất này trên con người thông qua superfood sẽ rất khác so với trong phòng lab.

Trong nhiều trường hợp, bạn cần phải ăn một số lượng lớn siêu thực phẩm để đạt được những lợi ích sức khỏe như quảng cáo. Vậy đó là gì?

1. Quế

Cinnamon stick and cinnamon powder.
Source: Getty Images
Quế chứa một hợp chất gọi là cinnamaldehyde, được cho là .

Có bằng chứng cho thấy , thế nhưng nghiên cứu này được thực hiện trên hóa chất với liều lượng lớn – chứ không phải trên món gia vị này.

Để đạt được tác dụng trên, bệnh nhân phải sử dụng 1-6 gram cinnamaldehyde mỗi ngày, tương đương với 13 gram quế.

2. Rượu vang đỏ

Alcohol consumption in Australia
Moderate alcohol consumption for healthy older Australians has been found to reduce the risk of cardiovascular disease. Source: Getty Images
Lợi ích của rượu vang đỏ đến từ một chất trong vỏ nho gọi là , một loại có đặc tính .

Resveratrol bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại và giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, tiểu đường loại 2, bệnh Alzheimer và bệnh tinh.

Mỗi chai rượu vang đỏ chứa khoảng resveratrol, trong khi những nghiên cứu về lợi ích của resveratrol đều yêu cầu sử dụng ít nhất 0.1 gram mỗi ngày – tương đương với 200 chai rượu vang!

3. Trái việt quất

Blueberry
Source: Pixabay
Cũng giống như rượu vang đỏ, trái việt quất (blueberry) là một . Thế nhưng để đạt được tác dụng sức khỏe như nghiên cứu, bạn phải ăn đến10,000 trái việt quất mỗi ngày.

Blueberry còn chứa một hợp chất gọi là , giúp cải thiện một số triệu chứng của bệnh tim. Nhưng tương tự, bạn cần phải ăn 150-300 trái việt quất mỗi ngày để đạt đủ liều.

4. Sô cô la

Dark chocolate
Source: Pixabay
Theobromine, một hóa chất trong sô cô la đen, được chứng mình là với liều lượng ít nhất là .

Tuy nhiên để đạt được liều lượng này, bạn cần phải ăn ít nhất 100g sô cô la đen, vượt quá mức dinh dưỡng khuyến nghị (RDA) và có thể dẫn đến dư thừa calorie.

Tiêu thụ quá nhiều calorie dẫn đến thừa cân, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

5. Củ nghệ

Tumeric
Source: SBS Food
Củ nghệ là món gia vị yêu thích của nhiều bà nội trợ, đặc biệt là trong món cà ri và gần đây còn có latte bột nghệ (turmeric latte).

Trong củ nghệ có , một nhóm hợp chất giúp giảm viêm.

Hầu hết các thử nghiệm trên con người đều sử dụng chất curcumin ở liều lượng 1-12 gram mỗi ngày, trong khi củ nghệ chỉ chứa 3% curcumin.

Điều đó có nghĩa là bạn phải ăn trên 100g nghệ mỗi ngày để đạt được hiệu quả.

Tóm lại, thay vì tập trung vào một số loại siêu thực phẩm đơn lẻ với liều lượng lớn, các chuyên gia đều khuyên rằng chúng ta nên có một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng.

Điều đó vừa giúp cho bữa ăn ngon miệng, vừa bảo đảm bạn tiêu thụ đầy đủ dưỡng chất cần thiết, mà không phải quá băn khoăn về liều lượng của mỗi loại superfood.

Thêm thông tin và cập nhật Like   
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 15 May 2019 3:34pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends