WHO sắp có cuộc họp của ủy ban khẩn cấp để quyết định liệu bây giờ có nên tuyên bố trường hợp khẩn cấp toàn cầu hay không.
Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết WHO đã lo lắng về sự tiến triển của virus ở Đức, Việt Nam và Nhật Bản, đặc biệt là khả năng lây truyền từ người sang người.
“Mặc dù con số bên ngoài Trung Quốc vẫn còn tương đối nhỏ, nhưng chúng có khả năng bùng phát lớn hơn nhiều,” ông nói.
Chính quyền Trung Quốc cho biết, dịch hiện đã giết chết 170 người và xác nhận tổng cộng 7711 trường hợp trên khắp đất nước và vùng lãnh thổ.
Hội đồng gồm 16 chuyên gia độc lập của WHO đã họp hai lần vào tuần trước, đã từ chối tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế.
“Chúng ta đang ở một thời điểm quan trọng trong sự kiện này. Chúng tôi tin rằng các chuỗi lan truyền này vẫn có thể bị gián đoạn,” Tiến sĩ Michael Ryan, giám đốc điều hành Chương trình Cấp cứu Sức khỏe của WHO, cho biết sau chuyến thăm Bắc Kinh.
Tiến sĩ Ryan cũng ca ngợi phản ứng của Trung Quốc, nói rằng: “Họ đang thực hiện các biện pháp phi thường khi đối mặt với những thách thức phi thường”.
Tình hình vẫn “ảm đạm và phức tạp”, theo lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã tuyên bố sẽ đánh bại virus “ác quỷ”.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết ông đã nói chuyện với ông Tập và chính quyền của ông đang hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc trong việc ngăn chặn dịch bệnh.
Không ai thực sự biết chuyện gì đang xảy ra ở Vũ Hán, hay Trung Quốc
2019-nCoV đến nay đã lây nhiễm cho nhiều người ở Trung Quốc hơn là đợt bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính nặng SARS năm 2002-2003. Tính đến hôm qua thứ Tư, số trường hợp đã nhảy vọt lên 5974, vượt qua 5327 người được chẩn đoán mắc SARS cách đây 18 năm.
1500 trường hợp mới có nghĩa là nhiễm bệnh tăng hơn 30% trong một ngày.
Số người chết, ở mức 170, thấp hơn so với 348 người chết ở Trung Quốc do SARS.
Nhiều nghi ngờ xoay quanh số người chết chính thức vì coronavirus chủng mới, tuy nhiên không chính thức, với cáo buộc chính quyền Trung Quốc đã hỏa táng những cơ thể này trong bí mật.
News.com.au dẫn một đài tin tức tiếng Trung đã phỏng vấn những người làm việc tại các trung tâm hỏa táng địa phương ở Vũ Hán, những người này cho biết nhiều thi thể được gửi trực tiếp cho họ từ các bệnh viện, mà không được xác định danh tính rõ ràng, cũng như không có hồ sơ chính thức.
“Vì vậy, có những lý do để vẫn hoài nghi về những gì Trung Quốc đã chia sẻ với thế giới, bởi vì trong khi họ minh bạch hơn về những điều liên quan đến virus, họ vẫn tiếp tục sơ sài và không đáng tin cậy trong các khía cạnh khác,” ký giả William Yang của DW News East Asia viết trong Tweet.
Tuần trước, tường thuật một số bệnh viện Trung Quốc không kiểm tra bệnh nhân xem liệu có nhiễm virus và ít nhất một gia đình đã bị áp lực phải hỏa táng người thân.
Hai bác sĩ nói riêng với gia đình rằng bệnh nhân có khả năng nhiễm coronavirus, nhưng không cung cấp tài liệu.
Úc nỗ lực và ‘chơi đẹp’
Giới khoa học gia cho biết vẫn còn nhiều câu hỏi cần được trả lời về loại virus mới này, bao gồm mức độ lây lan dễ dàng và mức độ nghiêm trọng của nó.
Hôm qua, báo chí và người dân Úc đầy hy vọng khi các chuyên gia tại Viện Nhiễm trùng và Miễn dịch Peter Doherty ở Melbourne đã trở thành phòng thí nghiệm khoa học đầu tiên của thế giới, bên ngoài Trung Quốc, có thể tái tạo coronavirus.
Úc chia sẻ thành công này với Tổ chức Y tế thế giới. Trong khi Trung Quốc giữ cho riêng mình.
Khám phá này sẽ cho phép các nhà khoa học phát triển một thử nghiệm để xác định những người có thể bị nhiễm bệnh, ngay cả trước khi họ thể hiện bất kỳ triệu chứng nào. Việc này cũng sẽ giúp đẩy nhanh việc nghiên cứu vắc-xin phòng bệnh trên thế giới. Dự kiến phải mất sáu tháng để thử nghiệm lâm sàng và mất một năm mới có văcxin sẵn sàng sử dụng cho người.
Cũng hôm qua, Úc công bố số ca nhiễm 2019-nCoV tại Úc tăng lên 7 trường hợp, 1 ở Queensland, 2 ở Victoria và 4 ở New South Wales.