Trung Quốc sắp có ‘mặt trăng nhân tạo’ thay thế toàn bộ đèn đường trong thành phố

Được biết Trung Quốc đang trong quá trình tạo ra một ‘mặt trăng nhân tạo’ đủ chiếu sáng cho cả Thành Đô, thành phố ở tỉnh Tứ Xuyên.

Skyline in the city of Chengdu

Source: The independent

Dự kiến đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có ‘mặt trăng nhân tạo’ nhằm thay thế cho mặt trăng thật vào ban đêm.

Một ‘mặt trăng nhân tạo’ chiếu sáng thành phố từ không gian

Quốc gia này đang ấp ủ một tham vọng về công nghệ không gian, đưa một vật thể chiếu sáng lên vệ tinh để chiếu sáng cho thành phố thay cho những bóng đèn đường.

Các nhà khoa học Trung Quốc dự kiến sẽ đưa ba ‘mặt trăng nhân tạo’ lên không gian trong 4 năm tới, và những ‘mặt trăng’ này – được chế tạo từ vật liệu phản chiếu như gương – dự kiến sẽ được đặt ở quỹ đạo cách trái đất 500km và chiếu sáng một khu vực có phạm vi đường kính từ 10 – 80km.

Ông Wu Chunfeng, chủ tịch Viện Nghiên cứu Hệ thống Kỹ thuật Vi điện tử và Khoa học Không gian Thành Đô, nơi phát triển dự án này, cho biết, vệ tinh chiếu sáng này sẽ đem lại thứ ‘ánh sáng vào thời điểm chạng vạng’

“Ánh sáng của vệ tinh này và thời gian phát sáng sẽ có thể điều chỉnh được, và độ chính xác của ánh sáng cũng có thể được kiểm soát trong phạm vi hàng chục mét,” ông Wu cho biết.

Ánh sáng của mặt trăng nhân tạo được biết sẽ mạnh gấp 8 lần mặt trăng thật.

Ông Wu nói thêm ba mặt trăng nhân tạo sẽ hoạt động thay phiên nhau nhằm giảm đáng kể lượng điện tiêu chụ cho các hạ tầng cơ sở, đặc biệt trong mùa đông.

Kinh phí từ đâu và mục đích để làm gì?

Ông Wu cho biết việc chiếu sáng bằng vệ tinh nhân tạo có thể bao phủ 50km2 thành phố Thành Đô và tiết kiệm khoảng 1.2 tỷ yuan (tương đương $240 triệu) tiền điện mỗi năm.

Nó có thể dùng để chiếu sáng những vùng bị mất điện do thiên tai như động đất, ông nói.

Mặc cho lợi ích kinh tế được nhắc đến, trên các trang mạng xã hội như Weibo nhiều người đã bày tỏ quan ngại loại phát minh này có thể gây ra tác dụng ngược chẳng hạn, nó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bên cạnh đó họ cũng thắc mắc liệu dự án này ngốn của ngân sách bao nhiêu tiền.

“Lý do để làm mặt trăng nhân tạo là gì và tại sao chúng ta đi ngược lại quy luật tự nhiên?” Shaolin Xu, một nhà bình luận nổi tiếng trên Weibo, người có 1.4 triệu người theo dõi.

“Ai sẽ trả số tiền này và mục đích của việc này là gì?

Trong khi tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc trích lời ông Wu nói rằng độ sáng của mặt trăng nhân tạo sẽ đủ sáng để thay thế đèn đường, nhưng một cơ quan truyền thông khác của chính phủ, Tân Hoa Xã, thì lại dẫn lời ông Wu nói rằng độ sáng sẽ chỉ bằng 1/5 ánh sáng đèn đường.

Ý tưởng về ‘mặt trăng nhân tạo’ đã từng được Nga bắt tay làm nhưng dự án đã bị ngừng vào năm 1999.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 19 October 2018 3:06pm
Updated 19 October 2018 4:55pm
By Hương Lan

Share this with family and friends