Úc nghiên cứu vắc xin COVID-19 dạng xịt mũi, có thể làm "thay đổi cuộc chơi"

Các khoa học gia người Úc đang tiến hành nghiên cứu để xác định xem liệu vắc-xin COVID-19 có thể vô cơ thể người bằng cách xịt mũi hay không - một sự đổi mới mà họ cho rằng có thể tạo ra “những tác động to lớn” trên toàn thế giới.

Coronavirus COVID-19 nasal vaccine

A fictional covid-19 nasal vaccine vial. The vial is created for photography purpose only. Source: iStockphoto / Getty Images

Công nghệ vắc xin dạng xịt mũi này, nếu hiệu quả, có thể giảm bớt áp lực cho các chuyên gia y tế trong việc tiêm vắc xin, cắt giảm chất thải y tế và cung cấp khả năng tiếp cận vắc xin tốt hơn cho các nước đang phát triển.

Các khoa học gia chuyên về hô hấp Daniela Traini và Pall Thordarson, cả hai đều là thành viên của Mạng lưới Nghiên cứu và Sản xuất Vắc xin RNA ở NSW, được chính phủ NSW tài trợ $100.000 đô la để thực hiện một nghiên cứu phạm vi với Medlab để xem xét vắc xin dạng phun thuốc trong mũi này.

Công nghệ xịt mũi, được gọi là NanoCelle, không yêu cầu bác sĩ tiêm vắc xin và hiện đã được sử dụng để cung cấp cannabinoids được sử dụng để giảm đau.

Giáo sư Traini cho biết nghiên cứu của bà sẽ tập trung vào việc liệu thuốc xịt mũi có thể cung cấp một liều vắc xin vào mũi mà vẫn “nguyên vẹn” và “đầy đủ chức năng” hay không.

“Các vắc-xin mRNA hiện tại, như Pfizer và Moderna, được cung cấp bằng cách tiêm bắp và có các yêu cầu bảo quản lạnh chuyên dụng," bà Traini nói.
Nếu nghiên cứu này thành công, nó có thể cho phép các vắc xin mRNA khác được cung cấp bằng đường xịt mũi và nó sẽ mang lại một số lợi ích.
Một cách mới để cung cấp vắc xin mRNA, hiện cần được bảo quản đông lạnh, đến những khu vực không có điện hoặc tủ lạnh, có thể chứng minh là “vô cùng quan trọng”.

“Nó có thể làm thay đổi cuộc chơi không chỉ đối với các cộng đồng xa xôi ở Úc mà còn đối với các nước thuộc thế giới thứ ba.”

Có nhiều loại vắc xin khác đã được đưa vô cơ thể người bằng cách xịt mũi, bao gồm cả vắc xin cúm.

Giáo sư Traini cho biết các loại thuốc nhỏ qua đường uống "không có tác dụng" nếu là vắc xin mRNA vì chúng sẽ bị phân hủy bởi quá trình tiêu hóa của cơ thể.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 10 February 2022 1:54pm
Updated 10 February 2022 6:20pm
By Trinh Nguyen
Source: AAP

Share this with family and friends