Theo , một nhóm Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã thúc giục Mark Zuckerberg và Sundar Pichai, hai lãnh đạo của Facebook và Google, không lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam theo như yêu cầu của luật an ninh mạng tại quốc gia này.
Có 17 thành viên Quốc hội của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã cùng viết lá thư, trong đó ghi rằng “luật an ninh mạng không hề bảo vệ người dùng internet”.
“Thay vào đó, luật này rõ ràng nhằm giúp chính phủ Việt Nam thực hiện việc kiểm tra những ý kiến trên mạng bằng cách buộc các công ty công nghệ phải hỗ trợ, đặc biệt là Facebook và Google.”
Nội dung thư nêu rõ Facebook và Goggle đóng một vai trò rất lớn tại Việt Nam. Việt Nam hiện đang có 64 triệu người sử dụng Facebook trong tổng số 96 triệu dân, tăng khoảng 28% so với năm ngoái. Không như Trung Quốc, Việt Nam cho phép các công ty truyền thông nước ngoài được hoạt động tại đây. Facebook, Google, và Youtube, và các ứng dụng chat là nguồn thông tin chính của các nhóm đấu tranh dân chủ, và những liên lạc giữa người ở Việt Nam với cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Tuy nhiên tất cả những hoạt động vừa nêu đang gặp nguy cơ khi mà luật an ninh mạng được thông qua đã yêu cầu các công ty mạng đang hoạt động ở Việt Nam phải gỡ bỏ nội dung trong vòng 24 tiếng đồng hồ nếu nhận được yêu cầu hoặc từ phía chính phủ.
Luật An Ninh Mạng mà Quốc hội Việt Nam thông qua cũng bị cho là đáng ngại vì nó ra đời vào thời điểm nhân quyền tại nước này bị suy thoái dữ dội.
“Đã có báo cáo cho rằng các công ty này đã gỡ bỏ video và tài khoản sau khi chính phủ Việt Nam yêu cầu, trong đó có cả các tài khoản từ California và Đức,” trong thư có viết.
Khi luật an ninh mạng được thông qua vào ngày 12 tháng 6, các công ty mạng đã cảnh báo luật này sẽ làm suy yếu những kế hoạch giúp Việt Nam đẩy mạnh nền kinh tế.
Nhóm Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cũng kêu gọi Facebook và Google phải lập ra hướng dẫn minh bạch đối với việc gỡ bỏ nội dung, và phải ngay lập tức công khai số lượng yêu cầu họ nhận được từ chính phủ Việt Nam, cũng như số lần họ thực hiện các yêu cầu này.
“Nếu chính phủ Việt Nam ép buộc các công ty này phải hỗ trợ và khuyến khích việc kiểm duyệt, thì đây là một quan ngại cần phải được nêu ra ở phạm vi ngoại giao ở mức độ cao nhất,” các Thượng nghị sĩ viết trong thư.
Việt Nam thời gian qua đã tống giam hàng chục người, trong đó có những blogger, về việc đã tham gia biểu tình hoặc cho đăng những nội dung chỉ trích chính phủ.
Facebook và Google từ chối nhận định về lá thư, chuyển yêu cầu nhận định sang cho Liên minh Mạng truyền thông châu Á (AIC), một nhóm vận động trong ngành truyền thông. AIC nói luật mới đã gây ra sự mơ hồ cho các nhà đầu tư và làm tổn thương danh tiếng của họ tại quốc gia đó.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại