Vì sao đa số người Úc đều thất bại trong việc ăn uống lành mạnh?

Khảo sát cho thấy người dân Úc đang ăn uống thiếu lành mạnh, trong đó các bậc cha mẹ là những người ăn ít rau quả và tiêu thụ thức ăn nhanh nhiều hơn các nhóm khác.

Diets high in sugar, fat and salt and sugary beverages are a risk factor for multiple health conditions, including obesity.

Diets high in sugar, fat and salt and sugary beverages are a risk factor for multiple health conditions, including obesity. Source: iStockphoto

News Corp Australia tiết lộ 93% người Úc trưởng thành hiện không ăn đủ lượng trái cây và rau quả được khuyến nghị hàng ngày. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ giảm tuổi thọ.

Khảo sát được thực hiện trên 22,000 người Úc, kết luận rằng thói quen ăn uống thiếu lành mạnh của các bậc cha mẹ, có thể là lý do vì sao 1 trong 4 trẻ em Úc bị béo phì.

Chỉ có 41% người tham gia trong độ tuổi 35-44 ăn đủ số lượng trái cây khuyến nghị hàng ngày.

Thế nhưng tin tốt lành là số lượng người ăn nhiều rau xanh, bao gồm spinach, rocket, kale và lettuce đã tăng lên 94%, so với con số 87% của năm 2015. 

Nhiều người Úc vẫn đang bỏ bữa sáng: 16% người tham gia cho biết họ không ăn sáng, tăng từ 12% trong năm 2015.

Lượng tiêu thụ cà phê hoặc trà cũng đã tăng từ 77% vào năm 2015 lên 83% vào năm 2018.

Các món ăn vặt như bánh quy, bánh ngọt, kẹo và nước ngọt cũng gia tăng – tương ứng với sự gia tăng vòng eo trung bình của người Úc.

Một phần năm người Úc cho biết họ tiêu thụ thức ăn nhanh như McDonalds hoặc KFC cứ sau ba ngày. Cha mẹ có con dưới 18 tuổi cũng có khả năng tiêu thụ đồ ăn vặt trung bình cao hơn 8% trong thời gian ba ngày so với những người không có con.

1 trong 5 người Úc tiêu thụ thức ăn nhanh như McDonald’s hoặc KFC cứ mỗi ba ngày. Cha mẹ có con dưới 18 tuổi cũng có xu hướng tiêu thụ thức ăn nhanh cao hơn 8% so với những người không có con.
The Australian Guide to Healthy Eating is a guide which visually represents the proportion of the five food groups recommended for daily consumption.
The Australian Guide to Healthy Eating is a guide which visually represents the proportion of the five food groups recommended for daily consumption. Source: www.eatforhealth.gov.au
Giám đốc khoa dinh dưỡng tại Đại học Monash, bà Helen Truby cho biết nhịp độ cuộc sống hối hả khiến cho chúng ta đôi lúc không nhận thức rõ mình đang tiêu thụ những gì.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta dễ bị choáng ngợp bởi số lượng thực phẩm không lành mạnh. Thật dễ dàng để đến quán cà phê và mua một chiếc bánh muffin hoặc bánh quy, bởi vì chúng có sẵn,” Giáo sư Truby nói.

“Trong khía cạnh chế độ ăn uống, người Úc có thể làm tốt hơn. Người Úc nên xem khảo sát này như một cơ hội để đánh giá lại chế độ ăn uống của chính mình, và thậm chí có thể bắt đầu ghi chép lại các món mình ăn trong một tuần để tìm cách cải thiện.”

Chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa và người sáng lập Child Nutrition, cô Miriam Raleigh lo lắng về chế độ ăn của các bậc cha mẹ.

“Nếu các bậc cha mẹ vì bận rộn mà ăn không đủ chất, bỏ bữa hoặc gọi rất nhiều thức ăn nhanh, thì trẻ em sẽ nhận ra. Các em rất ý thức về những gì đang xảy ra,” cô Raleigh nói.

“Thật không may cho các bậc cha mẹ là có quá nhiều thông tin sai lệch trên mạng xã hội về những gì mà họ nên cho con ăn. Rất khó để phân biệt giữa đúng và sai.”

Cựu thí sinh MasterChef Alice Zaslavsky cho rằng nước Úc nên học theo các nước khác trong việc đơn giản hoá các hướng dẫn về ăn uống lành mạnh.

“Tại Canada, gần đây họ đã thay đổi các hướng dẫn và chỉ tập trung vào ba điểm chính: ăn nhiều whole food, ưu tiên uống nước lọc thay vì các thức uống khác, và nấu ăn tại nhà nhiều hơn,” cô Zaslavsky nói.

“Có lẽ đã đến lúc nước Úc nên thay đổi các hướng dẫn của mình.”

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 5 February 2019 1:00am
By Đăng Trình

Share this with family and friends