Việc giết chết cá voi xanh, giống loài khan hiếm tại Iceland cũng đã gây ra một phản ứng dữ dội trong dư luận.
Mười hai năm sau khi đất nước Iceland từ chối gia nhập thỏa thuận cấm đánh bắt cá voi quốc tế và tiếp tục săn bắn phục vụ cho mục đích thương mại. Đất nước này vẫn tiếp tục phát triển ngành công nghiệp này, đây chính là cơn bão "ác mộng" trên toàn thế giới vì cá voi xanh bị săn bắt trái phép tại Iceland.
Trong một loạt hình ảnh được đăng tải bởi một tổ chức bảo vệ động vật, chúng ta có thể thấy xác của một con cá voi xanh khổng lồ như chiếc tàu ngầm, dài hơn 30 mét, bị vật dụng đánh bắt cắm qua đầu và sau đó là cắt nhỏ ra đem ăn sống như ở Nhật Bản.
Nicola Beynon, đến từ Tổ chức Nhân đạo Quốc Tế (Humane Society International), nói rằng một con cá voi xanh tuy to lớn nhưng hiền hòa chính là một trong những món quà mà trái đất ân sủng gửi đến con người.
"Có vẻ như những thợ săn người Iceland đã giết chết, xẻ thịt cá to như tàu ngầm đầu tiên sau 50 năm qua. Đó là một tội ác quá lớn vì đã chống lại mẹ thiên nhiên. Điều đó thật không thể tha thứ được và chúng tôi chỉ có thể hy vọng đó điều đó sẽ đánh thức chính phủ Iceland, để họ hiểu rằng những vụ thảm sát cá voi vì mục đích thương mại không phải hoàn toàn thuộc về quyền quyết định của họ và hành động đó không thuộc về thời đại văn minh thế kỷ 21."
Theo con số ước tính số lượng cá voi xanh đã giảm mạnh và hiện nay chỉ có khoảng 10.000 con trên khắp thế giới. Và giới chức Iceland đã đã vào cuộc để điều tra.
Nhưng thủ tướng của nước Iceland đã biện minh rằng trong số cá voi bị giết tại Iceland không phải là cá voi xanh cũng có một số loài cá voi lai được lai tạo giữa cá voi xanh và cá voi tấm sừng.
Nhưng tổ chức chống săn bắt cá voi quốc tế đã đặt ra nghi vấn về vấn đề này.
Người sáng lập ra Sea Shepherd, ông Paul Watson nói rằng ông đã được xem rất nhiều cá voi xanh và đã từng bơi lặn cùng chúng ở Tây Úc, ngoài khơi bờ biển California và ở Nam Đại Dương.
Khi tôi nhìn thấy một con cá voi xanh, tôi biết nó sẽ trông như thế nào, ông nói, và con cá voi bị giết chính là một con cá voi xanh.
Theo chuyên gia luật về săn bắt cá voi, giáo sư Don Rothwell, đó là một cuộc tranh cãi không đúng thời điểm của Nhật Bản, đất nước đang tìm cách tăng số lượng săn bắn cá voi.
"Những sự việc đã xảy ra đối với giống cá voi xanh tại nước Iceland đã tập trung vào sự chú ý của cộng đồng quốc tế, vào những chú cá voi và việc thương mại hóa ngành săn bắt cá voi. Không nghi ngờ gì nữa, điều này sẽ gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ của các tổ chức phi chính phủ và những người chống đối săn bắt cá voi tại Nhật."
Ông nói Nhật Bản đang tìm cách rút khỏi Uỷ ban Cá voi Quốc tế IWC, dỡ bỏ thỏa thuận cấm đánh bắt cá voi dài ba thập kỷ của mình bằng cách thay đổi cấu trúc bỏ phiếu của Ủy ban.
"Tôi nghĩ rằng Nhật Bản đang biện mình rằng việc khai thác và giết cá voi này được tiến hành với danh nghĩ là nghiên cứu khoa học mặc dù họ đã ký kết vào thỏa thuận cấm đánh bắt cá voi trong hơn 30 năm. Giờ họ không muốn tham gia nữa vì họ cho rằng những nghiên cứu này là cần thiết vì số lượng cá voi đã phục hồi và tăng trở lại. Và khi số lượng cá voi được phục hồi thì điều này hoàn toàn chính đáng cho việc thương mại hóa ngành công nghiệp đánh bắt cá voi. Và hiện nay Nhật bản muốn "phủi tay" về những thỏa thuận cấm đánh bắt cá voi được ký kết năm 1980, họ cho rằng điều đó không còn giá trị nữa."
Bộ trưởng Môi trường Josh Frydenberg nói rằng vị trí của Úc vẫn còn rõ ràng và ông sẽ phản đối mạnh mẽ bất kỳ đề xuất nào của những ai đang tìm cách lật đổ lệnh cấm hoặc làm suy yếu các quy tắc đã được đưa ra trong thỏa thuận cấm đánh bắt cá voi thương mại.
Điều này cũng sẽ trở thành một vấn đề lớn và gây tranh cãi khi các đại biểu của Uỷ ban Cá voi Quốc tế IWC có cuộc họp hai năm một lần vào đầu tháng 9 tại Brazil.