Năm 2020, ông Donald Trump đã thua ông Joe Biden trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ.
Trong một bài đăng trên nền tảng mạng xã hội X, ông tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc biểu tình, tuyên bố rằng cuộc bầu cử đã bị "đánh cắp".
Cuộc biểu tình đó nhanh chóng trở nên hỗn loạn khi những người ủng hộ ông Trump xông vào Điện Capitol Hoa Kỳ một cách mất kiểm soát.
Kể từ đó, một số người đã mô tả đây là một cuộc nổi loạn, và một số người khác thì mô tả đây là một nỗ lực đảo chính.
Chuyển giao quyền lực êm thấm
Giờ đây, người mà đám đông xông vào điện Capital ủng hộ, đã trở lại nắm quyền.
"Thông báo về tình hình bỏ phiếu của Chủ tịch Thượng viện được coi là tuyên bố đầy đủ của những người được bầu làm tổng thống và phó tổng thống Hoa Kỳ, mỗi người đảm nhiệm một nhiệm kỳ bắt đầu vào ngày 20 tháng 1 năm 2025," bà Harris nói.
Phó Tổng thống sắp mãn nhiệm Kamala Harris chính thức tuyên bố chiến thắng của Donald Trump – và thất bại của chính bà – trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.
Toàn bộ quá trình diễn ra nhanh chóng và không có bất ổn - hoàn toàn trái ngược với bốn năm trước đó.
“Hôm nay rõ ràng là một ngày rất quan trọng và nó liên quan đến việc điều gì nên trở thành chuẩn mực và điều gì mà người dân Mỹ nên coi là điều hiển nhiên.”
“Đó là một trong những trụ cột quan trọng nhất của nền dân chủ của chúng ta, chính là việc sẽ có sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình," bà Harris tuyên bố.
Trở lại một chút trước ngày vinh quang, vào tháng 8 năm 2023, ông Trump đã bị truy tố vì vai trò của mình trong cuộc bạo loạn đồi Capital, nhưng sau khi được bầu làm tổng thống vào năm ngoái, các công tố viên đã hủy bỏ vụ án.
Bước lùi của pháp quyền Hoa Kỳ?
John Hart, một chuyên gia về chính phủ Hoa Kỳ và là thành viên của Khoa danh dự tại Đại học Quốc gia Úc.
“Mặc dù một số lượng lớn những người tham gia cuộc tấn công Quốc hội ngày 6 tháng 1 đã bị truy tố và bị kết án tù, nhưng bản thân ông Trump thì đã hoàn toàn trốn tránh được quá trình pháp lý.”
“Về lý thuyết, chế tài có thể được khôi phục sau bốn năm khi Trump rời nhiệm sở nhưng điều đó rất khó xảy ra," ông John Hart nhận định.
Ông cho biết ông tin rằng cuộc bạo loạn và hậu quả của nó cũng đã làm tăng thêm những gì ông mô tả là "sự phân cực cực độ" trong nền chính trị Hoa Kỳ.
Trong cuộc bạo loạn, cảnh sát đã bị đánh đập, các văn phòng bị phá hoại và cướp bóc, và nhiều chính trị gia đã phải trốn hoặc phải sơ tán.
Chi phí thiệt hại từ cuộc bao vây ước tính hơn 2,8 triệu đô la Mỹ và 1.561 người đã bị buộc tội vì liên quan đến sự việc này.
Ông Hart cho biết cuộc bạo loạn đã là một bước lùi lớn đối với pháp quyền ở Hoa Kỳ.
"Trump đã nói về việc ân xá cho tất cả những người tham gia bị kết án vào sự kiện ngày 6 tháng 1, điều này sẽ đảo ngược hoàn toàn khái niệm về trách nhiệm giải trình của công lý, của pháp quyền ở Hoa Kỳ.”
“Vì vậy, đây là một bước thụt lùi lớn trong bốn năm qua. Mọi thứ đều có lợi cho Trump," ông Hart nói.
Ông Brendon O'Connor là giáo sư về chính trị Hoa Kỳ và quan hệ đối ngoại tại Đại học Sydney.
Ông cho biết ông tin rằng tác động lớn nhất của cuộc bạo loạn là sự lan rộng của chủ nghĩa phủ nhận bầu cử và sự ngờ vực đối với các sự kiện đã được xác lập.
"Giờ đây, bạn có thể nói bất cứ điều gì bạn muốn trong chính trị, và Donald Trump rõ ràng đã thoát tội.”
“Vì vậy, tôi nghĩ đối với tôi, cũng giống như vụ tấn công Điện Capitol và cảnh sát bị thương ngày hôm đó, cùng với những cảm giác hỗn loạn mà nó đã tạo ra.”
“Mọi thứ có phần mất kiểm soát trong vài giờ, bối cảnh rộng hơn có lẽ là quan trọng nhất," ông O'Connor nói.
Ông Hart cho biết, trong bối cảnh chính trị hiện tại, có khả năng những sự cố tương tự có thể xảy ra một lần nữa.
"Quay trở lại năm 2016 khi ông Trump lần đầu tiên xuất hiện trên chính trường quốc gia với tư cách chính trị, tôi không bao giờ ngờ rằng điều này sẽ xảy ra ... và hầu hết mọi người cũng vậy.”
“Liệu nó có thể xảy ra một lần nữa không? Có, tôi đoán là có thể, bởi vì hiến pháp Hoa Kỳ yếu hơn nhiều so với suy nghĩ của nhiều nhà quan sát về khả năng kiểm tra và cân bằng quyền lực trong hệ thống để buộc những người cai trị phải chịu trách nhiệm," ông Hart nhận định.
Và ông O'Connor đồng ý về quan điểm này.
"Tôi nghĩ rằng một mức độ nhất định của trật tự dân sự đã bị phá vỡ.”
“Và việc không có hậu quả nào đối với chủ nghĩa phủ nhận bầu cử của ông Trump, và sự ủng hộ đối với những kẻ bạo loạn ngày 6 tháng 1 ... có lẽ đang khuyến khích các chính trị gia khác thử làm điều này trong tương lai," ông O’Connor nói.
Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại