Á Châu ngày nay: Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã thống trị thế giới như thế nào?

Belt And Road Forum For International Cooperation

BEIJING, CHINA - MAY 15: Russia's President Vladimir Putin (L) with Chinese President Xi Jinping attends the Roundtable Summit Phase One Sessions of Belt and Road Forum at the International Conference Center in Yanqi Lake on May 15, 2017 in Beijing, China. (Photo by Lintao Zhang/Pool/Getty Images) Credit: Lintao Zhang/Getty Images

Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc vừa đánh dấu 10 năm đầu tiên hoạt động – và quá trình chuyển đổi từ một hành lang vận chuyển Á-Âu sang một chương trình viện trợ có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu đã diễn ra như thế nào?


Vào ngày 7 tháng 9 năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu tại trường Đại học Nazarbayev ở Astana, Kazakhstan. Với tiêu đề “Cùng nhau hợp tác để xây dựng Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa”.

Bài phát biểu, phù hợp với bối cảnh của kế hoạch lúc đó, chỉ tập trung vào Trung Quốc và Trung Á, với những đề cập lặp đi lặp lại đến các mối quan hệ lịch sử của Con đường Tơ lụa. Đề xuất ban đầu của ông Tập Cận Bình là Trung Quốc và các nước láng giềng Á-Âu “cùng nhau xây dựng một vành đai kinh tế dọc theo Con đường Tơ lụa”.

Đề xuất ban đầu ngoài, ngoài việc bị hạn chế về mặt địa lý, còn tương đối hẹp về phạm vi ngành. Ông Tập đề cập đến bốn lĩnh vực hợp tác trong Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa: tư vấn chính sách, kết nối đường bộ, tạo thuận lợi cho thương mại và lưu thông tiền tệ (thương mại bằng nội tệ).

Một tháng sau, Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa được nối liền với “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” mà ông Tập đề xuất trong bài phát biểu tương tự trước cơ quan lập pháp Indonesia. Con đường tơ lụa trên biển cũng bị giới hạn cả về phạm vi địa lý và chủ đề: mục tiêu ban đầu của ông Tập Cận Bình chỉ giới hạn ở “hợp tác hàng hải” với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Đó là nguồn gốc khiêm tốn của kế hoạch được gọi chung là “Một vành đai, Một con đường”, sau này được đổi tên thành “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường” (BRI) bằng tiếng Anh.

Theo trang web chính thức “Cổng Vành đai và Con đường” do chính phủ Trung Quốc điều hành, tính đến dịp kỷ niệm 10 năm bài phát biểu của ông Tập tại Kazakhstan, 154 quốc gia đã ký các văn bản chính thức về hợp tác BRI với Trung Quốc.

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường đã hoạt động tại các quốc gia ra sao?

Mời bấm vào biểu tượng audio ở đầu bài để nghe toàn bộ phần bình luận.



Share