Các nhà lãnh đạo thế giới thảo luận về tương lai của Syria tại hội nghị ở Paris

People in the city of Kobani in northern Syria mark 10 years since the city was declared free of the so-called Islamic State group

People in the city of Kobani in northern Syria on 26 January 2025 mark 10 years since the city was declared free of the IS group. Source: AAP / PA/Alamy

Cộng đồng quốc tế đã hứa sẽ giúp Syria, thực hiện tiến trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình tại một cuộc họp ở Paris, nhằm thúc đẩy sự ổn định ở quốc gia Trung Đông này. Chế độ của nhà lãnh đạo lâu năm Bashar al-Assad, đã kết thúc bằng một cuộc nổi dậy của phiến quân vào tháng 12 và chính phủ lâm thời đang hứa sẽ làm việc với các nhóm thiểu số, khi xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.


Trong cuộc họp quốc tế lần thứ ba về Syria trong nhiều tháng qua, những người vận động chính sách đối ngoại có một mục trong chương trình nghị sự, đó là sự ổn định.

Đây là một thách thức trong giai đoạn hỗn loạn, đối với Damascus và khu vực.

Được biết Syria đang thoát khỏi năm thập niên cai trị của các thành viên trong gia đình Assad, trong đó hơn một thập niên của một cuộc nội chiến toàn diện.

Một loạt các lệnh trừng phạt do cộng đồng quốc tế áp đặt cũng đang kìm hãm nền kinh tế của Syria và đe dọa sự phục hồi của nước này.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, châu Âu sẽ nhấn mạnh vào một số điều kiện nhất định, nếu các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.

“Syria phải tiếp tục chiến đấu chống lại tất cả các tổ chức khủng bố đang gieo rắc hỗn loạn, cho các bạn là Al-Shibani và phái đoàn Syria, cũng như cho các quốc gia khác".

"Đó là lý do tại sao cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo IS, các nhóm IS và tất cả các nhóm khủng bố là ưu tiên tuyệt đối”, Emmanuel Macron.

Được biết những chiến binh thánh chiến từ cái gọi là nhóm Nhà nước Hồi giáo, đã chiếm giữ phần lớn đất nước vào năm 2014.

Liên minh người Kurd do Hoa Kỳ hậu thuẫn được gọi là Lực lượng Dân chủ Syria, đã giành lại lãnh thổ do I-S nắm giữ, nhưng một số nhóm khủng bố vẫn đang hoạt động từ xa trong sa mạc của đất nước.

Đại diện của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc là Fu Cong cho biết, Trung Quốc cam kết xóa bỏ mối đe dọa do các nhóm khủng bố gây ra trong nước, nhưng nhấn mạnh rằng các hình phạt, bao gồm cả các lệnh trừng phạt hiện hành, đang trừng phạt người dân Syria một cách bất công.

“Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề này vẫn nhất quán, các biện pháp như vậy ngay từ đầu không nên tồn tại. Để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ nhân đạo và phát triển của Syria, cần phải hành động để loại bỏ tác động tiêu cực của các biện pháp này”, Fu Cong.

Được biết Syria đang được trao quyền để dẫn đầu cuộc chiến thay đổi, với các nhà lãnh đạo toàn cầu hứa sẽ hướng dẫn đất nước trong tiến trình cải cách.

Hiến pháp Syria, được thông qua dưới thời Assad đã bị hủy bỏ và đã có những lời hứa về một Hiến chương mới được soạn thảo.

Lãnh đạo trên thực tế của Syria là Ahmed al-Sharaa, đã được bổ nhiệm làm Tổng Thống trong giai đoạn chuyển tiếp.

Ông đã cam kết khởi động một tiến trình chính trị toàn diện, với một cuộc đối thoại quốc gia sắp tới.

Trong khi đó Hassan al-Daghim, một đại diện của Quân đội Quốc gia Syria, cho biết sẽ không có sự dung thứ cho bạo lực trong tiến trình này, vốn sẽ tập trung vào các ý tưởng.

“Bất kỳ ai không hạ vũ khí, hội nhập và giao nhiệm vụ cho Bộ Quốc phòng trong chính phủ Syria, sẽ không có vai trò gì trong hội nghị, vì cuộc đối thoại này là một cuộc trao đổi quan điểm, chứ không phải là một cuộc phô trương sức mạnh”, Hassan al-Daghim.

Trong khi đó cựu tù nhân Huda al-Atassi là thành viên của một Ủy ban tổ chức, mới được bổ nhiệm của một hội nghị đối thoại quốc gia sắp tới, nhằm vạch ra tương lai chính trị của Syria.

Ngày diễn ra cuộc đối thoại vẫn chưa được quyết định, vì công tác chuẩn bị vẫn đang tiếp tục.

Bà al-Atassi cho biết, phụ nữ phải được tham gia vào việc định hình tương lai của đất nước.

“Chúng ta đều đồng ý rằng, phụ nữ có vai trò quan trọng trong đất nước Syria mới".

"Họ là những người mẹ, người chị và người vợ, sẽ sát cánh cùng nhau xây dựng quê hương mới này”, Huda al-Atassi.

Trong khi hàng chục quốc gia bao gồm Anh, Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản và Canada, cam kết hỗ trợ Syria trong giai đoạn tái thiết tiếp theo, Hoa Kỳ lại vắng mặt đáng kể trong danh sách.

Hoa Kỳ được cho là đang cân nhắc chính sách của mình đối với Syria, với việc Tổng thống Donald Trump gần đây đóng băng viện trợ nước ngoài, là một đòn giáng mạnh.

Syria đã dựa vào hàng trăm triệu đô la tiền tài trợ của Hoa Kỳ, kể từ khi chiến tranh nổ ra ở đó, vào năm 2011.

Giám đốc điều hành của Liên đoàn Hồng Thập Tự và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế, Jagan Chapagai, cho biết, tổ chức từ thiện này đang liên lạc với Chính quyền Trump, để bảo đảm tiếp tục một số chương trình cứu sinh.

Ông cho biết giai đoạn tiếp theo của viện trợ nhân đạo, sẽ không chỉ dừng lại ở việc cung cấp nhu yếu phẩm khẩn cấp.

"Chúng tôi đã nêu bật cách tiếp cận theo hai giai đoạn, đầu tiên là hỗ trợ Hội Trăng lưỡi liềm đỏ Ả Rập Syria, để ứng phó với các nhu cầu cấp thiết".

"Nhưng quan trọng hơn, chúng tôi muốn đặt nền tảng cho tiến trình phục hồi và hỗ trợ bền vững hơn cho người dân".

"Chúng tôi tin rằng, đã đến lúc phải chuyển từ các hộp, chuyển sang các nguồn hỗ trợ bền vững hơn và bao gồm hỗ trợ sinh kế, đặc biệt là ở vùng nông thôn Syria, để người dân sẵn sàng để tự lập cuộc sống”, Jagan Chapagai.
Được biết Liên Hiệp Quốc dự đoán sẽ tốn hơn 400 tỷ đô la Mỹ, để xây dựng lại cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công đã bị xói mòn, hoặc phá hủy kể từ năm 2011.

Syria là một trong những cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất thế giới, với ít nhất 14 triệu người phải di dời, trong gần 14 năm nội chiến.

Ước tính số người chết trong cuộc xung đột lên tới hàng trăm ngàn và có thể lên tới 620 ngàn người, một con số đáng kinh ngạc ở một quốc gia, có dân số trước chiến tranh là 22 triệu người.

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 

Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  

Share