Lễ kỷ niệm bắt đầu với tiếng kèn didgeridoo, khi những người sống sót tụ tập tại Tòa nhà Quốc hội để tưởng nhớ một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử chính trị của Úc, ‘Lời Xin lỗi Quốc gia đối với Thế hệ bị Đánh cắp’.
Người đàn ông thuộc bộ tộc Yorta Yorta, tên Ian Hamm, là một đứa trẻ bị đánh cắp, được nhận nuôi từ một bệnh viện ở Melbourne vào một gia đình da trắng.
Hôm nay, ông ấy làm việc tại Nhóm tham khảo Thế hệ bị đánh cắp và nói với NITV rằng, việc ghi nhớ ‘Lời Xin lỗi Quốc gia’ có ý nghĩa như thế nào đối với tất cả người Úc là rất quan trọng.
"Đó là thời điểm mà Úc nói rằng, chúng tôi sở hữu điều này".
"Chúng tôi không thể nói rằng điều đó không xảy ra nữa và trên thực tế, chúng tôi phải chấp nhận vì nó cho biết chúng tôi là ai".
" Lý do thứ hai khiến chúng tôi làm điều đó hàng năm, để nhắc nhở bản thân về những gì chúng tôi đã làm, với chính người dân của mình và để bảo đảm rằng, chúng ta sẽ không bao giờ làm điều đó nữa”, Ian Hamm.
Đối với ông, ngày này còn gợi lên những cảm xúc mãnh liệt.
"Tôi nghĩ về gia đình của mình, bản thân tôi cũng là một trong những đứa trẻ bị bắt cóc và tôi cũng nghĩ về người mẹ mà tôi chưa từng gặp".
"Vì vậy hôm nay đối với tôi là một loạt cảm xúc lẫn lộn, nhưng cảm xúc lớn nhất là hy vọng và chúng ta sẽ đi từ đây”, Ian Hamm.
Được biết Nhóm Tham khảo Stolen Generations là một tổ chức của Thổ dân và người dân đảo Torres, hỗ trợ việc hàn gắn cho những người sống sót, gia đình và cộng đồng của Thế Hệ Bị Đánh Cắp.
Một thành viên khác của nhóm, là Ian Hamm.
"Tôi nghĩ về mẹ tôi và về anh trai tôi, người đã bảo vệ chúng tôi, bảo vệ bốn cô em gái nhỏ của anh và anh ấy không còn ở bên chúng tôi nữa”, Ian Hamm.
Vào năm 2008, Thủ tướng Kevin Rudd khi đó đã nói những lời được mong đợi từ lâu.
"Vì nỗi đau, sự đau khổ và tổn thương của những thế hệ bị đánh cắp này, con cháu của họ và gia đình của họ bị bỏ lại phía sau, chúng tôi xin lỗi, Kevin Rudd".
Tại cuộc họp ở Canberra, Thủ tướng Anthony Albanese đã thông báo rằng, chương trình bồi thường hiện có dành cho những người sống sót ở A-C-T và Lãnh thổ phía Bắc, sẽ được gia hạn thêm 18 tháng.
"Tiến trình hàn gắn bắt đầu bằng lời xin lỗi vẫn tiếp tục, một quá trình mà chúng tôi đang hỗ trợ, bằng cách gia hạn chương trình bồi thường cho Thế hệ bị đánh cắp của hai Lãnh thổ đến ngày 30 tháng 6 năm 2028”.
Trong khi đó những người có mặt đã nhắc nhở các chính trị gia rằng, cần phải làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ những người sống sót, bao gồm cả việc thực hiện đầy đủ các khuyến nghị của báo cáo mang tính bước ngoặt năm 1997 là 'Đưa Họ Về Nhà'.
Vào những năm 1970, Tony Hansen đã bị mẹ và ông bà của mình bắt đi ,khi còn là một đứa trẻ mới biết đi.
Ngày nay, anh là thành viên của Ủy ban ‘Đưa Họ Về Nhà’ và Nhóm Tham khảo Người Cao Tuổi Carrolup.
"Đó là tội diệt chủng, chúng ta phải đối mặt với sự thật".
"Chất độc phải bị phơi bày, trước khi tiến trình hàn gắn có thể bắt đầu”, Tony Hansen.
Trong khi đó Tiến sĩ Jenni Caruso là một phụ nữ thuộc bộ tộc Arrente ở miền Đông, giảng dạy về văn hóa và lịch sử của Thổ dân.
Nghiên cứu của bà tập trung vào tác động của việc xóa bỏ hay di dời đối với Thế Hệ Bị Đánh Cắp.
“Đã đến lúc vượt ra ngoài trí tưởng tượng, những người sống sót đang già đi và cần có phản ứng khẩn cấp từ mọi phía của chính trị”, Jenni Caruso.
Đây là một ngày đầy cảm xúc, nhưng cũng là ngày mang lại sự hàn gắn cần thiết.