Một số nhà ngoại giao hàng đầu thế giới đã đến Johannesburg, Nam Phi vốn là quốc gia châu Phi đầu tiên đứng đầu G-20.
Họ được Tổng Thống nước này, Cyril Ramaphosa chào đón, ông đã kêu gọi sự ủng hộ của họ trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu.
"G20 cần đóng vai trò dẫn đầu, trong chương trình nghị sự toàn cầu về con người, khí hậu và thịnh vượng".
"Khi chúng ta phấn đấu hướng tới một mục đích chung, tôi nghĩ rằng điều quan trọng là chúng ta phải nhớ rằng, hợp tác là sức mạnh lớn nhất của chúng ta".
"Chúng ta hãy tìm kiếm tiếng nói chung, thông qua sự tham gia mang tính xây dựng".
"Thông qua G20, chúng ta có thể thiết lập căn bản cho một mục tiêu mới, vì sự tiến bộ của con người”, Cyril Ramaphosa.
Được biết các Bộ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc, Nga, Pháp và Anh nằm trong số những người tham dự, nhưng các đại diện của Hoa Kỳ đã vắng mặt.
Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết, ông có những cam kết khác tại Washington, trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ có cách tiếp cận thẳng thắn hơn.
Đầu tháng này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã tiết lộ trên nền tảng mạng xã hội X rằng, ông sẽ không tham dự.
Ông nói, "Công việc của tôi là thúc đẩy lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, không phải lãng phí tiền thuế của người dân, hoặc dung túng cho chủ nghĩa bài Mỹ”.
Được biết Hội nghị thượng đỉnh G20 Johannesburg sẽ là cuộc họp thứ 20 của Nhóm G20, một cuộc họp của các nguyên thủ quốc gia và chính phủ, đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh G20 đầu tiên được tổ chức tại Nam Phi và trên lục địa châu Phi.
Nam Phi đảm nhận chức chủ tịch G20 từ ngày 1 tháng 12 năm 2024 đến tháng 11 năm 2025, sớm hơn khoảng 5 năm so với thời hạn của Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hiệp Quốc.
Có nhiều kỳ vọng rằng Nam Phi sẽ lãnh đạo một nhiệm kỳ chủ tịch tiến bộ, lấy con người làm trung tâm, hướng đến phát triển và hướng đến giải pháp, trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu bị chia rẽ, cho đến khi chuyển giao chức chủ tịch cho Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 12 năm 2025.
Việc Nam Phi tham gia G20, được hướng dẫn bởi bốn trụ cột chính sách đối ngoại chiến lược của nước này, đó là lợi ích quốc gia, Chương trình nghị sự châu Phi, Hợp tác Nam Bán Cầu và Chủ nghĩa đa phương.
Chủ đề hội nghị thượng đỉnh, để G20 có thể đóng góp có ý nghĩa trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng đa cực mà thế giới đang phải đối mặt, Nam Phi đã thông qua chủ đề “Đoàn kết, Bình đẳng, Bền vững”.
Trong khi đó theo Giáo sư Daniel D Bradlow từ Đại học Pretoria, việc Hoa Kỳ vắng mặt tại G-20 không phải là một hành động tốt.
"Năm tới, Hoa Kỳ được cho là sẽ tiếp quản ghế Chủ tịch từ Nam Phi, điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ nên đóng một số vai trò hỗ trợ trong việc quản lý G20 trong năm nay".
"Việc bắt đầu bằng cách không tham dự cuộc họp đầu tiên của các Bộ trưởng Ngoại giao, không phải là cách tốt nhất để bắt đầu thỏa thuận đó”, Daniel D Bradlow.
Được biết mối quan hệ giữa hai nước ngày càng trở nên căng thẳng, kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức vào tháng 1.
Trump đã nhanh chóng cắt viện trợ cho quốc gia này, vì vụ án diệt chủng chống lại đồng minh của Hoa Kỳ là Israel, tại Tòa án Công lý Quốc tế.
Ông cũng cáo buộc Nam Phi, về những gì ông gọi là "hành vi bất công và vô đạo đức", đối với cộng đồng người Afrikaner vốn là thiểu số da trắng.
Những căng thẳng này làm dấy lên câu hỏi về việc, Nam Phi có thể đạt được bao nhiêu thành tựu, trong nhiệm kỳ Tổng Thống của mình.