Liên Hợp Quốc lên án Rwanda vì ủng hộ phiến quân tấn công Cộng hòa Dân chủ Congo

Pictures of the Week Global Photo Gallery

A child displaced by the fighting between M23 rebels and government soldiers holds a damaged helmet at the camp in Goma, Democratic Republic of the Congo, Tuesday, Feb. 11, 2025. (AP Photo/Moses Sawasawa) Source: AP / Moses Sawasawa/AP

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã lên tiếng kêu gọi Rwanda rút quân ngay lập tức khỏi Cộng hòa Dân chủ Congo. Sau sự tiến công nhanh chóng của các phiến quân được Rwanda hậu thuẫn, nỗi lo ngại về những tác động khu vực của bạo lực và tình trạng di dời người dân hàng loạt tại Cộng hòa Dân chủ Congo đang ngày càng gia tăng.


Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, lần đầu tiên, đã lên án Rwanda vì sự ủng hộ của nước này đối với cuộc tấn công của các phiến quân chống lại Cộng hòa Dân chủ Congo.

Phiến quân M-23, theo các chuyên gia Liên Hợp Quốc cho biết được hỗ trợ bởi khoảng 4.000 binh sĩ Rwanda, hiện đang kiểm soát diện rộng các khu vực phía đông của Cộng hòa Dân chủ Congo.

Trong một nghị quyết được thông qua với sự đồng thuận của tất cả các thành viên, Hội đồng Bảo an yêu cầu Rwanda phải ngay lập tức rút quân mà không đặt ra bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.

Đại sứ đặc mầu của Liên Hợp Quốc tại Congo, Bintou Keita, cho biết cần phải chấm dứt ngay lập tức các hành động thù địch.

“Tôi xin tái khẳng định lời kêu gọi khẩn cấp của MONUSCO: một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và chấm dứt các hành động thù địch không điều kiện từ phía M23 – khi mà các hành động quân sự của nhóm phiến quân này tiếp tục làm mất ổn định khu vực phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo và đe dọa an ninh khu vực. Chúng tôi kêu gọi Rwanda chấm dứt việc ủng hộ M23 và tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Cộng hòa Dân chủ Congo, phù hợp với các cam kết đã được đưa ra trong các quá trình hòa bình khu vực.”

Cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ ở khu vực phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo đã nhanh chóng leo thang vào đầu tháng 1 năm 2025, với Liên Hợp Quốc ước tính có hơn 480.000 người đã bị di dời và ít nhất 3.000 người thiệt mạng.

Sự leo thang bùng phát khi các phiến quân M23 tiến nhanh vào thành phố Goma, khu vực phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo, một vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên.

Hiện nay, lực lượng phiến quân đã chiếm được thành phố lớn thứ hai của khu vực là Bukavu, khiến hàng nghìn người phải chạy trốn và dấy lên lo ngại về khả năng leo thang khu vực.

Bintou Keita khẳng định: “Mức độ đau khổ đang diễn ra là không thể chấp nhận được.”

“Hãy cùng dừng lại một chút và lên án mức độ đau khổ không thể chịu đựng được mà cuộc xung đột này gây ra cho người dân phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo, bao gồm phụ nữ, trẻ em gái và thanh thiếu niên với các trường hợp quấy rối, bạo lực tình dục liên quan đến xung đột, giết người và bắt trẻ em tham gia chiến đấu một cách cưỡng bức. Không có giải pháp quân sự nào có thể chấm dứt nỗi đau này. Hòa bình, an ninh và phát triển tại phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo đòi hỏi phải chấm dứt bạo lực và cam kết đối thoại toàn diện cùng quá trình hòa giải.”

Rwanda phủ nhận các cáo buộc từ phía Congo và Liên Hợp Quốc rằng nước này đã hỗ trợ phiến quân M-23 bằng vũ khí và quân lính.

Nước này cho biết họ đang tự vệ trước các lực lượng du kích Hutu, mà họ cáo buộc đã chiến đấu bên cạnh quân đội Congo.

Cộng hòa Dân chủ Congo khẳng định rằng Rwanda đã sử dụng M-23 như một công cụ để cướp bóc các khoáng sản như vàng và coltan, nguyên liệu được dùng trong điện thoại thông minh và máy tính.

Vào 20/02, đại sứ Rwanda tại Liên Hợp Quốc, ông Ernest Rwamucyo, đã nói với Hội đồng Bảo an rằng Rwanda sẽ không nhận trách nhiệm cho những hành động đó.

“Rwanda không thể nhận trách nhiệm cho những vấn đề căn nguyên mà Cộng hòa Dân chủ Congo đã và đang phải đối mặt. Như Tổng thống (Paul) Kagame đã phát biểu tại Addis Ababa và tôi xin trích lời, ‘Chúng tôi có những vấn đề riêng cần giải quyết. Congo quá lớn để Rwanda gánh chịu.”

Bên cạnh việc thông qua một nghị quyết kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch, Liên Hợp Quốc cũng đã cảnh báo chống lại các cuộc tấn công vào lực lượng gìn giữ hòa bình trong khu vực.

Khi nhu cầu của người dân di tản ngày càng tăng, Liên Hợp Quốc cho biết các trại tị nạn đang thiếu hụt nghiêm trọng các dịch vụ cơ bản như nhà vệ sinh, thực phẩm và nước uống.

Người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, ông Stephane Dujarric, cho biết các nhân viên cứu trợ đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận những người cần hỗ trợ.

“Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn cho biết hiện cần gấp chỗ ở, thực phẩm, nhà vệ sinh công cộng cũng như việc di dời những người mới đến sang các khu vực khác nhằm giải quyết tình trạng quá tải dân số. Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn và các đối tác của mình đang tăng cường hỗ trợ, phân phát các bữa ăn ấm và nước uống cho những người mới đến. Họ cần được cứu trợ, đủ loại vật phẩm cứu trợ.”

Chỉ số Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn cho biết trong vài tuần gần đây, khoảng 40.000 người di tản đã nhập cảnh vào nước bạn láng giềng Burundi.

Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn có kế hoạch di chuyển những người di tản, hiện đang tạm trú tại một sân vận động ngoài trời cũng như các trường học và nhà thờ, đến một khu đất nơi có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc nhân đạo.

Đại diện Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn tại Burundi, Brigitte Mukanga-Eno, cho biết những người nhập cảnh vào nước này hiện đang trong tình trạng không tốt.

“Đây là lần đầu tiên Burundi tiếp nhận số lượng lớn người như vậy chỉ trong vài ngày, bởi sự gia tăng về số lượng này thực sự bắt đầu từ cuối tuần ngày 14 tháng Hai, và chúng tôi đã chứng kiến, đặc biệt là vào thứ Ba tuần trước, có hơn 9.000 người vượt qua trong một ngày. Vì vậy, đợt đổ bộ quy mô lớn như thế này thực sự là lần đầu tiên sau nhiều năm ở Burundi – lần cuối cùng là vào đầu những năm 2000. Mọi người đều bị choáng ngợp, kể cả chính phủ và các đối tác nhân đạo trong nước. Chúng tôi đang cố gắng hết sức, nhưng những người nhập cảnh đều đến trong tình trạng rất tồi tệ, đặc biệt là những người đi qua sông Rusizi.”

Khi các nhân viên cứu trợ cố gắng ứng phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng ở Burundi, bà Mukanga-Eno cho biết người dân đang chết vì kiệt sức.

“Vừa qua, chúng tôi thậm chí còn có một trường hợp của một người phụ nữ khi đang vận chuyển con cái mà không hề hay biết rằng chúng đã qua đời. Khi bà ấy thả chúng xuống trại, hai đứa trẻ của bà đã chết do kiệt sức, cho thấy điều kiện sống của những người đến trại đang rất tồi tệ. Phần lớn là phụ nữ và vô số trẻ em – thật sự là vô số trẻ em.

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 
Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  .

Share