Á Châu Ngày Nay: Trung Quốc tận dụng rạn nứt giữa EU và Hoa Kỳ ra sao?

 European Commission President Jean-Claude Juncker (2-R) embrases Chinese Prime Minister Li Keqiang (R, back to camera)

European Commission President Jean-Claude Juncker (2-R) embrases Chinese Prime Minister Li Keqiang (R, back to camera) Source: AAP

Theo Ủy ban Châu Âu, các mức thuế quan vô lý đối với EU sẽ không bị bỏ qua, họ sẽ thực hiện các biện pháp đáp trả tương xứng. Cũng chịu áp lực từ Mỹ, Trung Quốc có thể tìm đến hướng đi khác, vì rạn nứt trong quan hệ Mỹ-EU có thể là thời cơ để Trung Quốc tận dụng.


Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Trump đã tạo cơ hội vàng cho 2 nạn nhân của cuộc chiến thuế quan là Trung Quốc và EU xích lại gần nhau, và nay với cuộc chiến thương mại lần 2, Trung Quốc đã có cơ hội sửa sai, tận dụng những sai lầm của Mỹ để hàn gắn lại mối quan hệ với châu Âu.

Theo tờ The Diplomat, bước đầu tiên Trung Quốc có thể xây dựng một sách lược phù hợp với lợi ích của từng quốc gia thành viên EU, tránh sai lầm trong quá khứ như việc TQ đối xử với hầu hết các quốc gia thành viên đông Âu như nhau trong khuôn khổ cách ngoại giao của Trung Quốc.

Họ có thể tận dụng các mối quan hệ của các nước được cho là “cởi mở và thân thiện” mới của mình để làm bàn đạp chinh phục các thành viên khác trong EU.

Trung Quốc cũng có thể sẽ giảm bớt các phản ứng thái quá đối với chính sách ngoại giao. Các lệnh trừng phạt áp dụng đối với một số cơ quan và chính trị gia EU là điển hình cho vấn đề này.

Bắc Kinh có thể dùng cách tiếp cận linh hoạt và dễ thích nghi hơn với các mức thuế quan hiện tại và trong tương lại của EU đối với các công ty Trung Quốc.

Để tránh các cuộc chiến thương mại leo thang, Bắc kinh sẽ linh hoạt trong việc đàm phán với EU, và có thể nhượng bộ một số yêu cầu của EU nhằm duy trì lòng tin chính trị, ngay cả khi phải trả giá bằng một số mức thuế quan cụ thể.

Úc có cơ hội tăng sức ảnh hưởng quốc tế

Chính quyền mới của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã tạm dừng tài trợ cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và cho tất cả nhân viên được thuê trực tiếp nghỉ hành chính.

Rõ ràng, quyết định này lập tức tác động đến những quốc gia phụ thuộc vào nguồn viện trợ này.

Theo danh sách được cung cấp từ Centre for global Development, có một số nước như Afghanistan, Ethiopia, Somalia, Congo..Họ đang rơi vào tình huống rất khó khăn lúc này.

Bên cạnh đó, quyết định của Hoa Kỳ cũng tạo ra một cuộc khủng hoảng cho các tổ chức phi chính phủ và chương trình phát triển quốc tế của các quốc gia khác – nhiều tổ chức trong số đó hợp tác với USAID.

Như vậy, các NGOs (tổ chức phi chính phủ) và các nước lệ thuộc vào USAID sẽ phải tính toán lại, tìm những nguồn tài trợ mới.

Các quốc gia phát triển, cường quốc mới nổi, các nước có mục tiêu và khả năng để tăng sức ảnh hưởng.

Đối với Úc, các điều kiện mới trong lĩnh vực phát triển quốc tế đang tạo ra cho họ cơ hội, giờ thì là việc họ làm thế nào để tận dụng cơ hội đó mà mang lại lợi ích cho danh tiếng của mình.

Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like  Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 
Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 

Share