Đại dịch coronavirus đạt các kỷ lục đau thương mới

The British coronavirus education campaign in London.

The British coronavirus education campaign in London. Source: AAP

Con số người nhiễm coronavirus trên thế giới đạt đến mức 100 triệu, với hơn 2 triệu người chết. Hoa Kỳ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất và một cột mốc đau thương mới, Anh quốc ghi nhận có hơn 100 ngàn người chết có liên quan đến COVID-19.


Số tử vong do coronavirus tại Anh quốc, nay vượt quá con số thường dân chết trong Thế Chiến 2.

Thủ Tướng Anh Boris Johnson cho biết, đó là nỗi đau buồn sâu sắc khi có hơn 100 ngàn người chết.

“Quả thật khó khăn khi ước tính những khổ đau chứa đựng trong con số thống kê nầy".

"Những năm của cuộc sống đã mất đi, các gia đình không còn đoàn tụ nữa, rồi có rất nhiều người thân không còn có cơ hội để chỉ nói lời từ biệt".

"Tôi xin gởi đến mọi người sự phân ưu sâu xa nhất, những người đã vĩnh viễn mất đi người thân yêu”, Boris Johnson.

Anh quốc là quốc gia đầu tiên tại Âu Châu có số tử vong vì COVID-19 vượt quá 100 ngàn người và là số tử vong đứng hàng thứ 5 trên thế giới.

Lãnh tụ đối lập tại Anh, Sir Keir Starmer gọi đây là một ‘thảm kịch quốc gia’ và cáo buộc chính phủ quá chậm chạp trong hành động.

“Tôi nghĩ có một ý nghĩ mạnh mẽ rằng, chính phủ của chúng ta hiện tụt hậu đàng sau ở mỗi giai đoạn và một sự do dự khi đưa ra các quyết định mạnh mẽ lúc cần đến".

"Và chúng ta có mặt hôm nay, tự tìm thấy chính mình trước một cột mốc dễ sợ nầy”, Sir Keir Starmer.

Trên khắp thế giới, chương trình chủng ngừa được xem là con đường thoát ra khỏi đại dịch.

Tại Hoa Kỳ, Tổng Thống Joe Biden loan báo chính phủ của ông hiện gia tăng việc mua vắc xin đủ để bảo vệ 300 triệu người Mỹ vào cuối mùa hè tại Bắc Bán Cầu.

“Chúng ta sẽ gia tăng mức độ phân phối vắc xin hàng tuần đến các tiểu bang, bộ tộc và lãnh thổ, từ 8,6 triệu liều lên đến tối thiểu là 10 triệu liều thuốc chủng".

'Bắt đầu vào tuần tới, đó là việc gia tăng 1,4 triệu liều mỗi tuần”, Joe Biden.

Trong khi đó, Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO một lần nữa chỉ trích việc phân phối vắc xin và cho rằng, các quốc gia giàu có hiện đi trước trong khi các nước nghèo hơn hiện phải chờ đợi.

Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus hiện thách thức mọi quốc gia, hãy chắc chắn việc phân phối vắc xin một cách công bằng.

“Chúng ta phải bảo đảm việc chủng ngừa cho các nhân viên y tế và những người cao niên được tiến hành tại các quốc gia, trong vòng 100 ngày đầu của năm nay, hiện nay chúng ta còn 74 ngày còn lại trong thời hạn nầy".

"Thời gian quá ngắn ngủi và các thách thức không thể cao hơn”, Tedros Ghebreyesus.
"Như chúng tôi biết được, việc đột biến tại một phần của thế giới là một mối đe dọa cho mọi người ở khắp nơi”, Matt Hancock.
Còn Thủ Tướng Đức Angela Merkel cảnh cáo rằng, nếu các nước làm ngơ nhu cầu của các nước đang phát triển, thì đại dịch sẽ không bị chế ngự.

“Tiền bạc là một chuyện, thế nhưng một vấn đề xảy ra hiện nay là vắc xin ở vào lúc thiếu hụt".

"Đây là chuyện phân phối không đồng đều và đó không phải lả do chuyện tiền bạc”, Angela Merkel.

Tại Liên Âu, việc phân phối hiện chậm chạp so với một số nước khác cộng với các khó khăn, bao gồm việc gián đoạn trong dây chuyền cung cấp.

Chủ tịch Liên Âu Ursula Von Der Leyen đề cập đến việc tranh cãi với AstraZeneca, qua việc chuyển giao vắc xin chậm trễ cho Liên Âu, trong cuộc họp qua mạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

“Âu Châu đầu tư hàng tỷ đô la để phát triển loại vắc xin chống COVID-19 đầu tiên của thế giới, để tạo thành một món hàng thực sự của toàn cầu".

"Hiện nay các công ty phải chuyển giao vắc xin và họ phải tôn trọng nghĩa vụ của mình”, Ursula Von Der Leyen.

Trong khi đó, WHO cộng tác với Anh quốc để phát động một diễn đàn, theo đó loại virus biến thể mới có thể được phân tích và xác định.

Bộ Trưởng Y Tế Anh Quốc Matt Hancock cho biết, việc nầy sẽ giúp cung cấp các cảnh báo sớm về những vụ đột biến mới.

“Diễn đàn Tiếp cận Loại Biến thể Mới sẽ giúp chúng ta hiểu biết tốt hơn về loại virus nầy và nó lây nhiễm như thế nào, cũng như bất cứ chuyện đột biến nào được tìm thấy".

"Như chúng tôi biết được, việc đột biến tại một phần của thế giới là một mối đe dọa cho mọi người ở khắp nơi”, Matt Hancock.

Các chuyên gia về gen tại Anh quốc sẽ thẩm định các mẫu mã từ ngoại quốc gởi đến, hay cung cấp các khuyến cáo và hỗ trợ từ xa, khi một quốc gia có một số trường hợp xảy ra.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share