Từ ngôi nhà với những tiện nghi, bà Nainaben Chandra thiết lập một máy điện toán để có thể hẹn với chuyên viên vật lý trị liệu.
“Xin chờ người tổ chức cuộc họp để tham dự”.
Là một bệnh nhân 69 tuổi với chứng viêm khớp xương, những lần khám bệnh từ xa qua video trở nên thiết yếu với bà trong thời gian diễn ra đại dịch.
Bà tham gia qua một phòng chờ đợi đến khi bác sĩ của bà và người thông dịch viên có mặt, tất cả từ các địa điểm khác nhau.
“Hello, bạn khoẻ không, đây là thông dịch viên tiếng Hindi, Balvinder”.
Bà có một thông dịch viên giúp đỡ trong cuộc chữa bệnh từ xa qua video, mà bà cảm thấy rất hữu ích và còn hữu hiệu hơn, là chỉ có một người nói chuyện qua điện thoại.
“Việc này tiết kiệm được thời gian di chuyển và họ giúp tôi hiểu được mọi chuyện tốt hơn qua video, vì vậy chúng tôi chẳng gặp khó khăn chi cả”, Nainaben Chandra.
Những người Úc thuộc nguồn gốc không nói tiếng Anh được xem dường như ít đến tiếp cận với dịch vụ y tế thường xuyên, chuyện này thường dẫn đến kết quả là họ có sức khoẻ yếu kém hơn.
Với nhiều người ở nhà nhiều hơn kể từ khi đại dịch bắt đầu, các bác sĩ quan ngại là những hậu quả này còn nhiều hơn nữa.
Việc này nhắc nhở cho Cơ quan Y tế Địa phương thuộc khu vực miền tây Sydney, đã xúc tiến một dịch vụ chăm sóc mới, bao gồm cuộc gọi qua video 3 chiều, khiến mọi người đều có thể tham gia được.
Quản lý việc chữa bệnh từ xa tại Cơ quan về Sáng kiến Y tế New South Wales, là bà Donna Parkes giải thích.
“Khi chúng tôi lâm vào tình trạng bị dịch Covid, việc thông dịch qua video trở nên thực sự rất cần thiết bởi vì các thông dịch viên không thể có mặt tại chỗ".
"Chẳng hạn như bệnh nhân có thể ở nhà, nhân viên bệnh viện có thể ở tại bệnh viện và người chăm sóc hay thông dịch viên có thể ở cách xa hàng trăm dặm, vì vậy chuyện này giúp cho họ linh động trong việc tìm kiếm đúng người tại đúng chỗ vào đúng lúc nữa”, Donna Parkes.
Các chuyên gia y tế hoan nghênh việc sử dụng kỹ thuật này và hiểu rằng việc thông dịch qua điện thoại đôi khi gặp nhiều vấn đề.
Chuyên viên vật lý trị liệu tại bệnh viện Westmead là bà Natalie Ghosn nói rằng, những nhắc nhở thực sự giúp cho dịch vụ trở nên hoàn hảo hơn.
“Tôi làm việc với các thông dịch viên qua điện thoại và cũng qua video nữa, việc liên lạc qua video khiến mọi chuyện liên lạc dễ dàng hơn khi có một thông dịch viên qua điện thoại thường dẫn đến nhiều lúc im tiếng hay ‘xin lỗi tôi không nghe được’. Vì vậy có việc liên lạc qua video thực sự giúp cho mọi chuyện dễ dàng hơn”, Natalie Ghosn.
Bà cho rằng một vài bác sĩ trước tiên quan ngại về việc một số bệnh nhân gặp khó khăn khi sử dụng kỹ thuật nhất là do tuổi tác của họ, thế nhưng phản ứng lại rất tích cực.
“Chúng tôi lo lắng về chuyện kỹ thuật có thể là một rào cản trong việc thiết lập và làm thế nào để chúng tôi có thể liên lạc nhau, làm sao sử dụng thông dịch viên, thế nhưng thật hoàn toàn thú vị và ngạc nhiên khi mọi chuyện hoạt động tốt đẹp”, Natalie Ghosn.
Bác sĩ Rebu Narchal là một giảng viên cao cấp tại khoa tâm lý thuộc Đại học Miền tây Sydney nói rằng, các thành phần thực tế là rất quan trọng vì thông dịch không chỉ là lời nói mà thôi.
“Những cử chỉ của cơ thể là thực sự quan trọng, cũng như những tình cảm nữa, việc diễn tả trên gương mặt vân vân... có thể diễn ra qua cái nhìn thân thiện hay không, cũng như ý nghĩa của sự thông cảm mà người ta có thể nhận được".
"Vì vậy các liên hệ này thực sự quan trọng và việc liên lạc mặt đối mặt quả rất tốt trong việc đối thoại với một người”, Rebu Narchal.
“Những gì Covid đã làm, là thực sự buộc mọi người phải tìm ra các cách thức khác nhau để tiếp cận việc chăm sóc và đây là một phương tiện mà chúng tôi luôn có trong cái túi đeo sau lưng, dễ dàng lấy ra và nói rằng ‘Được rồi, việc chăm sóc cho bạn có thể tiếp tục”, Donna Parkes.
Kể từ khi đại dịch bắt đầu, thông dịch viên Balvinder Sidhu thuộc Sở Y tế Miền tây Sydney đã chuyển đổi từ việc thông dịch mặt đối mặt, để có thể tham dự từ 4 đến 5 vụ thông dịch qua video mỗi ngày.
“Hầu hết các bệnh nhân muốn sử dụng video để thông dịch, bởi vì nó hữu hiệu hơn và đặc biệt các bệnh nhân gặp khó khăn khi di chuyển, thì nó rất tiện lợi cho họ”, Balvinder Sidhu.
Bà cho biết, việc sử dụng kỹ thuật cũng ích lợi cho những việc khán nghiệm khác, từ kiểm tra tiểu đường cho đến khám thai.
“Qua việc chăm sóc, chúng tôi thực hiện nhiều vụ khám tiền sản cho các phụ nữ mang thai, đó có thể là các nữ hộ sinh hay bác sĩ và họ đều chăm sóc tốt đẹp, như thể lúc mặt đối mặt vậy”, Balvinder Sidhu.
Được biết việc thông dịch qua video về chăm sóc y tế tại Úc, cho đến nay rất giới hạn.
Thế nhưng với sự đẩy mạnh trong việc chuyển nhiều dịch vụ y tế lên trang mạng, dường như nó trở thành phổ biến hơn.
Ngay cả cơ quan thông dịch toàn quốc của chính phủ liên bang, đó là Dịch vụ Thông Phiên Dịch gọi tắt là TIS nay cũng lên mạng.
Bộ Nội Vụ cho SBS News biết, hiện nay phát triển hệ thống sử dụng theo đó cho phép các cuộc hẹn về khám bệnh từ xa và sẽ áp dụng vào tháng 8 năm 2020.
Người ta hy vọng dịch vụ thông dịch qua video sẽ trở nên thông dụng tại các vùng quê nước Úc, nơi tìm kiếm một thông dịch viên rất khó.
Bà Donna Parkes cho biết, thử thách lớn nhất là bảo đảm sao cho các cộng đồng biết được họ có các dịch vụ như vậy.
“Những gì Covid đã làm, là thực sự buộc mọi người phải tìm ra các cách thức khác nhau để tiếp cận việc chăm sóc và đây là một phương tiện mà chúng tôi luôn có trong cái túi đeo sau lưng, dễ dàng lấy ra và nói rằng ‘Được rồi, việc chăm sóc cho bạn có thể tiếp tục”, Donna Parkes.
Đối với bà Nainaben, đó là một phương tiện vô cùng quí giá và là một điều mà bà muốn tiếp tục ngay cả khi đại dịch đã qua rồi.
“Tôi có thể thấy bạn đang sử dụng việc hỗ trợ qua cách diễn tả với đôi bàn tay bây giờ”, Nainaben Chandra.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại