Quân đội và cảnh sát Nigeria bác bỏ các cáo buộc nầy.
Ân xá quốc tế cáo buộc quân đội Nigeria đã bắn đạn thật, mà không cảnh cáo trước để giải tán những người Thổ dân Biafra, kể từ tháng 8 năm rồi.
Phúc trình của Ân xá quốc tế dựa trên các cuộc phỏng vấn với khoảng 200 người, hàng chục cuốn băng video và hơn một trăm tấm ảnh cho biết, quân đội và cảnh sát đã xử dụng vũ lực thái quá, để giải tán các cuộc biểu tình.
Người đàn ông nầy là một nhân chứng, trong một vụ tấn công của lực lượng an ninh.
"Họ bắt đầu bắn vào chúng tôi và giết chết các huynh đệ của chúng tôi. Có hơn 10 người đã nằm chết ở đó".
Cảnh sát cho rằng, họ không tấn công người dân trong các cuộc biểu tình.
Còn quân đội cho biết, tuyên bố của Ân xá quốc tế chỉ nhằm làm hoen ố thanh danh của lực lượng an ninh mà thôi.
Phát ngôn nhân của quân đội là Sani Usman nói rằng, những phần tử đòi ly khai Baifra đã bạo động, giết chết 5 cảnh sát trong một cuộc biểu tình hồi tháng 5 và tấn công xe cộ của quân đội cũng như của cảnh sát.
Thế nhưng các nhân chứng cho Ân xá quốc tế biết rằng, trong khi một số người biểu tình có ném đá, đốt vỏ xe và trong một vụ còn bắn vào cảnh sát, thế nhưng các hành động không thể biện minh cho việc xử dụng vũ lực chống lại nhóm nầy.
Người phụ nữ nầy cho biết, các thiếu niên mới 15 tuổi, cũng có mặt trong số các nạn nhân.
"Mọi người đang chết dần chết mòn, nhiều người ngã gục xuống đất, máu tuông ra xối xả. Toàn thể khu đất đầp ngập máu người và sau một lúc, họ bắt đầu khiêng xác những người chết lên xe van và mang đi đâu chúng tôi không biết rõ".
Những tình cảm chủ trương ly khai đã âm ỉ tại vùng đông nam nước nầy, kể từ khi phiến quân ly khai Biafra nổi loạn hồi năm 1967, để thành lập một quốc gia độc lập.
Họ tuyên bố là quê hương của người Igbo, vốn là một trong số các sắc dân lớn nhất tại Nigeria.
Cuộc chiến kéo dài trong 3 năm, với ước lượng có khoảng một triệu người bị giết chết.
Căng thẳng lại dấy lên, sau khi nhà lãnh đạo của người Thổ dân Biafra là ông Nnamdi Kanu bị bắt giữ hồi tháng 10 năm rồi.
Ông nầy bị truy tố về tội nổi loạn và thuộc vào một tổ chức bất hợp pháp.
"Chúng tôi nghĩ rằng mức độ hiện tại của việc xử dụng quân đội, như là cách thức đầu tiên để trả lời cho các diễn tiến hoà bình, tụ họp êm thắm và biểu tình ôn hòa là những điều mà chính phủ Nigeria phải chận đứng bởi vì, nó cho phép quân đội được quyền giết hại thường dân vô tội, do quân đội được huấn luyện để giết chết bất cứ ai bị xem là kẻ thù". Giám đốc lâm thời của Ân xá quốc tế tại Nigeria, ông Makmid Kamara nói.
Các ủng hộ viên cho ông, đã tổ chức biểu tình và Ân xá quốc tế cho biết, họ đã bị giải tán bằng đạn thật.
Giám đốc lâm thời của Ân xá quốc tế tại Nigeria, ông Makmid Kamara kêu gọi nhà cầm quyền hãy mở cuộc điều tra về vụ nầy.
Ông cho biết, việc quân sự hóa lực lượng cảnh sát ngày càng gia tăng hiện gây nhiều quan ngại.
"Chúng tôi ngại về việc quân sự hóa các hoạt động hàng ngày của cảnh sát, bởi vì chúng tôi nghĩ rằng việc nầy tạo nên một hình ảnh, là có nhiều binh sĩ Nigeria sẽ giết chết những người mà chúng tôi xem là giết người theo ý muốn, những người vô tội, những người có tiếng nói đối kháng".
Ông Kamara cho biết Ân xá quốc tế hiện đặc biệt quan ngại, là quân đội đã bố trí tại 30 trong số 36 tiểu bang tại Nigeria.
"Việc gia tăng sự hiện diện của quân đội tại các tiểu bang nầy trên khắp Nigeria, tự nó là những gì gây quan ngại cho người dân Nigeria bình thường và những người có liên quan, trong việc bảo đảm nhân quyền được tôn trọng, được bảo vệ và tuân thủ".
"Chúng tôi nghĩ rằng mức độ hiện tại của việc xử dụng quân đội, như là cách thức đầu tiên để trả lời cho các diễn tiến hoà bình, tụ họp êm thắm và biểu tình ôn hòa là những điều mà chính phủ Nigeria phải chận đứng bởi vì, nó cho phép quân đội được quyền giết hại thường dân vô tội, do quân đội được huấn luyện để giết chết bất cứ ai bị xem là kẻ thù". Giám đốc lâm thời của Ân xá quốc tế tại Nigeria, ông Makmid Kamara nói.
Đó là phúc trình mới nhất trong một loạt các cáo buộc ,mà Ân xá quốc tế nhắm vào quân đội Nigeria.
Phúc trình cho biết, có hơn 8 ngàn người chết trong khi bị giam giữ, trong một chiến dịch tiêu diệt nhóm quân sự Boko Haram hồi năm 2015.
Nhóm cánh hữu cũng cho biết, các binh sĩ đã giết chết hàng trăm người Hồi giáo Shiite, tại thành phố phía bắc Zaria hồi cuối năm rồi.
Một cuộc điều tra tư pháp hồi tháng 8 kết luận rằng, có 347 người bị giết và chôn trong các ngôi mộ tập thể, sau các vụ đụng độ.