Úc cần thêm Nữ giới trong lực lượng cứu hỏa

Bronnie Mackintosh

Bronnie Mackintosh

MFB muốn tuyển thêm Nữ giới vào lực lượng cứu hỏa nhưng nghiệp đoàn ngành này lo ngại những thay đổi trong quá trình tuyển chọn có thể giảm tiêu chuẩn chuyên nghiệp của ngành cứu hỏa.


Bronnie Mackintosh là một nhân viên văn phòng của Lực lượng cứu hỏa ở New South Wales.

Bà là một trong những thành viên cấp cao của Lực lượng cứu hỏa trong Hội đồng tuyển chọn, có nhiệm vụ phỏng vấn hàng trăm ứng viên cho Lực lượng cứu hỏa và cứu hộ tiểu bang NSW.

Quá trình tuyển lựa này thường kéo dài trong nhiều tuần lễ. Hội đồng tuyển chọn phải thực hiện các cuộc phỏng vấn dài và rất tỉ mỉ.
“Chúng ta không thay đổi tiêu chuẩn tuyển chọn lính cứu hỏa cho MFB. Có rất nhiều phụ nữ sở hữu những kỹ năng và khả năng phù hợp với nghề này và họ cần phải được tra cơ hội,” Bộ trưởng dịch vụ khẩn cấp Victoria, Jane Garrett
Tuy nhiên, bà Mackintosh cho biết có rất ít ứng viên là nữ giới tham gia vào công việc này. Năm nay, mới chỉ có hai phụ nữ tham gia phỏng vấn tuyển chọn lính cứu hỏa.

“Giới tính của các ứng viên thể hiện rất mờ nhạt cho tình hình nhân khẩu học trong xã hội chúng ta.”

“Thực tế này khiến tôi nhận ra rằng chúng ta cần phải đa dạng hóa,” bà Mackintosh nói.

Bà Mackintosh nói, đa số ứng viên thi tuyển vào lực lượng cứu hỏa Úc là Nam giới, sinh ra tại Úc và ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Anh.

“Đây là một trong những cản trở cuối cùng của sự thống trị mang tính truyền thống của Nam giới trong nghề này.”

“Tuy nhiên, với việc tuyển dụng có trọng tâm, thay đổi vai trò của người phụ nữ trong xã hội nói chung, chúng ta đang chứng kiến việc chấp nhận rộng rãi hơn, vai trò của phụ nữ trong một nghề nghiệp đầy hấp dẫn và lôi cuốn,” bà Mackintosh nói.

Cơ quan cứu hỏa thành phố Melbourne (MFB) giờ đây muốn phá bỏ sự cản trở, giới hạn đối với những ứng viên muốn tham gia vào lực lượng cứu hỏa.

Lần đầu tiên trong cả thập niên qua, MFB đưa ra một chiến dịch tuyển lựa lính cứu hỏa rất chủ động và linh hoạt, chú trọng vào ứng viên là Nữ giới và những người từ nguồn gốc sắc tộc khác nhau.

Cơ quan này nhận 700 hồ sơ ứng tuyển, trong đó chia đều 350 Nam và 350 Nữ.

Giám đốc Cơ quan cứu hỏa thành phố Melbourne (MFB), ông Peter Rau cho hay chiến dịch này được khởi xướng nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ có thể tham gia vào các đợt tuyển lựa lính cứu hỏa nhưng không có nghĩa là quá tình tuyển chọn vào nghề này sẽ dễ dàng.

“Quá trình tuyển chọn luôn tạo ra cơ hội để mọi ứng viên được tham gia vào các hoạt động cụ thể nhằm chọn lựa được người phù hợp, với quy trình tuyển lựa kéo dài 18 tuần.”

“Bất cứ ứng viên là Nam hay Nữ thì cũng cần phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của quy trình tuyển chọn trước khi họ có thể trở thành một lĩnh cứu hỏa thực thụ,” ông Rau nói.

Mục tiêu của MFB là đến năm 2020, tăng số Nữ nhân viên lên 5% tổng số lính cứu hỏa của toàn cơ quan này.

Hiện nay, chỉ có chưa đến 4% lính cứu hỏa ở Melbourne là Nữ giới, trong khi con số này ở NSW là 4.5%.

Tại Cơ quan cứu hỏa Nam Úc, 4.4% lính cứu hỏa là Nữ tương đương với tiểu bang Queensland. Trong khi đó, tại Lãnh thổ Bắc Úc, tỷ lệ này chi chưa đầy 2%.

Ông Peter Rau từ MFB cho rằng, thực tế đa số lính cứu hỏa là Nam giới, da trắng không phản ảnh được cộng đồng mà cơ quan này đang phục vụ.

“Điều đó không phản ảnh toàn bộ xã hội, cũng không phản ảnh cho cộng đồng mà chúng tôi đang phục vụ.”

“Chúng tôi thật sự hy vọng rằng các cơ quan khác cũng sẽ hiểu được thực tế tương tự ở các ngành khác,” ông Rau nói.

Kế hoạch của MFB hiện nay đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía cộng đồng và các cơ quan cứu hỏa khác trên toàn quốc.

Thành viên Nghiệp đoàn lính cứu hỏa, bà Rachel Cowling cho rằng việc tuyển chọn phụ nữ vào ngành căn cứ vào hạn ngạch như hiện nay không khác gì đánh giá thấp uy tín của các Nữ lính cứu hỏa.

“Trong quá trình tuyển chọn, họ được lựa chọn trước một ứng viên Nam hoặc một người khác có thể được đánh giá cao hơn trong hệ thống nghề nghiệp này.”

“Tôi nghĩ rằng những ứng viên Nữ sẽ không bao giờ biết được rằng họ có phải là ứng viên xuất sắc nhất hay không.”

“Họ có thể được chọn bởi vì cơ quan cứu hỏa cần họ để phục vụ cho những phụ nữ trong cộng đồng khi có nhiệm vụ,” bà Cowling nói.

Nghiệp đoàn lính cứu hỏa Úc đã đưa đề xuất của MFB ra Ủy ban công bằng nơi làm việc (Fair Work Commission) nhằm ngăn cản kế hoạch này.

Bộ trưởng đặc trách các dịch vụ khẩn cấp tiểu bang Victoria, bà Jane Garrett cho hay, bà hy vọng quá trình tuyển dụng sẽ không chịu ảnh hưởng của vấn đề chính trị.

“Tôi chỉ hy vọng rằng chúng ta có thể cùng đồng thuận trong vấn đề này. Chúng ta không thay đổi tiêu chuẩn tuyển chọn lính cứu hỏa cho MFB.”

“Có rất nhiều phụ nữ sở hữu những kỹ năng và khả năng phù hợp với nghề này và họ cần phải được tra cơ hội,” bà Garrett nói.

Được biết, MFB muốn tự do tuyển chọn lính cứu hỏa từ tất cả các hồ sơ nộp của ứng viên thay vì thuê họ căn cứ theo từng thứ hạng kiểm tra cụ thể.

Tuy nhiên, Nghiệp đoàn lính cứu hỏa Úc lo ngại rằng việc này có thể làm thấp tiêu chuẩn của toàn ngành.

Bà Anna Schwager, một lính cứu hỏa thuộc Nghiệp đoàn lính cứu hỏa Úc cho rằng, trong những hoàn cảnh sinh tử, người lính cứu hỏa không bao giờ có thời gian mà phân vân hay e ngại về năng lực đồng nghiệp của mình.

“Đây là điều vô cùng quan trọng, thậm chí phải nói là góc độ quan trọng nhất trong nghề này.”

“Khi chúng tôi lao vào bên trong một căn nhà đang bốc cháy, chúng tôi chỉ cần biết rằng, đồng đội ở phía sau chúng tôi hoàn toàn đủ tin cậy và có thể làm tốt nhiệm vụ của mình,” bà Schwager nói.

Được biết, MFB và Nghiệp đoàn lính cứu hỏa Úc đã đồng ý đàm phán để tìm ra một giải pháp nhằm tăng số Nữ lính cứu hỏa trong ngành này.

 

 


Share