Công ty Úc bị cáo buộc về việc xử lý chất thải sai trái tại Malaysia

A protest in Kuantan in 2012

A protest in Kuantan in 2012 Source: AAP

Một công ty khai thác khoáng sản Úc hiện bị cáo buộc đã xử lý sai trái các chất thải phóng xạ từ một nhà máy sản xuất ở Malaysia.


Hồi đầu tháng nầy chính phủ Malaysia loan báo quốc hội mở cuộc điều tra sâu rộng về hoạt động của công ty và việc xử lý chất thải.

Đây là một nhà máy, hiện là tâm điểm của một cơn bão chính trị tại Malaysia.

Nhà máy có tên đầy đủ là Lynas Advance Materials Plant và được gọi tắt là LAMP, gần thành phố duyên hải Kuantan ở đông bộ Malysia, đã lâm vào các cuộc tranh luận kể từ khi nhà máy được thành lập vào năm 2012.

Công ty nầy có trụ sở tại Perth Tây Úc, chuyên khai thác đất hiếm tại Mount Weld ở Tây Úc, trước khi chở tàu sang Malaysia để biến chế.

Đất hiếm được xuất cảng ra khắp thế giới để xử dụng trong việc chế tạo điện thoại di động, các turbine gió và xe hơi điện nữa.

Thế nhưng chất thải sau dây chuyền chế biến đất hiếm, mới là chuyện gây nhiều tranh luận.

Đất hiếm là nhóm nguyên tố có hàm lượng ít trong vỏ trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt.

Tổng trữ lượng tài nguyên đất hiếm toàn cầu ước tính là 99 triệu tấn, sản lượng khai thác hàng năm là khoảng 125.000 tấn.

Trên thế giới những nước có trữ lượng đất hiếm nhiều phải kể đến là Trung Quốc 27 triệu tấn, chiếm 30,6% của thế giới, Mỹ 13 triệu tấn, chiếm 14,70%, Việt Nam đứng hàng thứ 3 với10 triệu tấn, Úc 5,2 triệu tấn và Ấn Độ 1,1 triệu tấn...

Người ta có thể tìm thấy các nguyên tố đất hiếm ở trong các lớp trầm tích, các mỏ quặng và cát đen và nhóm đất hiếm thường không có tên trong sự sắp xếp khoa học.

Tuy vậy, đất hiếm vẫn được sắp xếp vào dạng hợp kim và các hợp chất khác, chính xác là nam châm đất hiếm từ các dạng khác nhau của nam châm.

Tại Việt Nam, theo đánh giá của các nhà khoa học địa chất, trữ lượng đất hiếm ở khoảng 10 triệu tấn, phân bố rải rác ở các quặng mỏ vùng Tây Bắc và dạng cát đen phân bố dọc theo ven biển các tỉnh miền Trung.

Giáo sư chuyên về tác động với môi trường là ông Gavin Mudd, thuộc Viện Kỹ Thuật Hoàng gia Melbourne RMIT cho biết, các chất thải từ việc biến chế đất hiếm là chuyện không tránh được.

“Quí vị luôn luôn có một số lượng đáng kể chất thorium và đôi khi là cả uranium nữa, vì vậy các đất hiếm gắn liền với một số lượng phóng xạ nào đó, và việc nầy có nghĩa là tiến trình biến chế có liên quan đến một thế hệ của các chất thải phóng xạ”.

Khi nhà máy được sự chấp thuận của chính phủ cũ hồi năm 2012, việc nầy gây nên những vụ phản đối của cư dân địa phương do họ lo lắng về các chất thải phóng xạ.

Chính phủ phần lớn đã làm ngơ trước các quan ngại vào lúc đó, thế nhưng phe đối lập nắm quyền và nhà máy chịu những chỉ trích mới, bao gồm một cuộc điều tra của Quốc hội về việc vận hành nhà máy nói trên.
“Vấn đề thật hết sức nghiêm trọng theo ý nghĩa về mặt chiến thuật, khi công ty là một nhà sản xuất đất hiếm rất hiếm hoi ở ngoài Hoa Lục và là một nhà máy hết sức hữu hiệu với phẩm chất rất cao, được xem là một nguồn lợi chiến thuật, không chỉ với Nhật bản mà cũng cho các công ty sản xuất Mỹ nữa”, Dylan Kelly.
Giá cổ phiếu của Lynas đã giảm sụt, ngay sau cuộc tổng tuyển cử tại Malysia hồi tháng 5 năm nay, với chiến thắng bất ngờ của cánh đối lập.

Giá cổ phiếu cũng không hồi phục, sau khi bị mất giá đến 40 phần trăm.

Tại RMIT, giáo sư Mudd nghiên cứu về các kế hoạch hiện thời của công ty Lynas khi xử dụng các chất thải phóng xạ và biến chúng thành phân bón cho đất đai.

Ông cho biết, chưa có đủ bằng chứng cho thấy kế hoạch hoạt động của nhà máy là an toàn.

“Tôi nghĩ về mặt lịch sử, kỹ nghệ đất hiếm chưa cho thấy một thành tích tốt đẹp nào, để có thể cho thấy một tiêu chuẩn an toàn nào đó”.

Dân biểu tại đơn vị Kuantan và là người chỉ trích Lynas từ lâu, là bà Fuziah Salleh cho biết, công ty phải có một giải pháp mới tồn trữ dài hạn các chất thải.

“Thật vậy công ty phải nghĩ đến việc giải quyết các rác thải phóng xạ, bởi vì người dân Malaysia đặc biệt là tại Kuantan, sẽ không chấp nhận chất thải phóng xạ vươn vải ở sân sau của họ, bị bỏ ngay tại sân sau nhà của họ như hiện nay ”.

Được biết Lynas đã đầu tư hơn một tỷ đô la, vào nhà máy tại Mã Lai.

Các nhà phân tích cho rằng, nhà máy có khả năng mang lại lợi nhuận lớn lao trên toàn cầu.

Hồi tuần qua, Trung quốc loan báo có kế hoạch giám sát quốc tế qua việc xuất cảng đất hiếm ra thế giới, khiến cho nhà máy Lynas càng trở nên quan trọng hơn về mậu dịch toàn cầu.

Nhà phân tích về tài nguyên là ông Dylan Kelly, thuộc nhóm đầu tư CLSA cho biết, ông hy vọng công ty sẽ qua được cuộc điều tra của chính phủ Malaysia một cách tương đối an toàn.

“Vấn đề thật hết sức nghiêm trọng theo ý nghĩa về mặt chiến thuật, khi công ty là một nhà sản xuất đất hiếm rất hiếm hoi ở ngoài Hoa Lục và là một nhà máy hết sức hữu hiệu với phẩm chất rất cao, được xem là một nguồn lợi chiến thuật, không chỉ với Nhật bản mà cũng cho các công ty sản xuất Mỹ nữa”, Dylan Kelly.

Công ty Lynas từ chối bình luận gì với đài SBS, trước cuộc duyệt xét của Quốc hội Mã Lai, thế nhưng trong quá khứ đã lên tiếng bênh vực cho công tác quản lý chất thải của họ.

Cuộc điều tra dự trù sẽ báo cáo lại cho chính phủ, trước cuối năm nay.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share