Bắc Hàn tiếp tục thử nghiệm hỏa tiễn tầm xa

People watch a TV screen showing a file image of a ground test of North Korea's rocket engine

People watch a TV screen showing a file image of a ground test of North Korea's rocket engine Source: AAP

Nam Hàn và Hoa Kỳ vẫn cảnh giác cao độ sau khi Bắc Hàn tiến hành cái mà họ gọi là "một cuộc thử nghiệm rất quan trọng" về hỏa tiễn tầm xa. Mối quan hệ nồng ấm một thời giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un dường như đang xấu đi.


Các nhà ngoại giao của Hoa Kỳ và Bắc Hàn đã cố gắng đạt được một thỏa thuận, trong đó Bình Nhưỡng ngừng chương trình phát triển hỏa tiễn đạn đạo và vũ khí hạt nhân, để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Washington và Liên Hiệp Quốc, vốn đang làm tê liệt nền kinh tế nước này.

Tiến trình đàm phán dường như đã thụt lùi sau khi các quan chức Bình Nhưỡng tiết lộ cái mà họ gọi là "một cuộc thử nghiệm rất quan trọng", đã được tiến hành tại bãi phóng hỏa tiễn Sohae - một địa điểm được cho là đã được xây dựng lại, sau khi bị tháo dỡ một phần trong bối cảnh các cuộc thảo luận phi hạt nhân hóa với Washington hồi năm 2018.

Giám đốc Trung tâm An ninh và Thống nhất thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Á Châu Shin Beom-chul nói rằng vụ thử gần đây có ý nghĩa quan trọng đối với chương trình hạt nhân của Bắc Hàn.
Vì địa điểm là Dongchang-ri, có vẻ như nước này đã tiến hành thử động cơ hỏa tiễn. Thử nghiệm động cơ mà Bắc Hàn cần nhất vào lúc này là thử nghiệm nhiên liệu rắn, hoặc thử nghiệm kết hợp nhiều nhiên liệu lỏng để phóng hỏa tiễn. Tôi nghĩ rằng đó là một trong hai thử nghiệm này.
Triển vọng nối lại các cuộc đàm phán dường như không mấy hứa hẹn. Ông Shin Beom-chul cảnh báo rằng Bắc Hàn có thể tiếp tục thử nghiệm vũ khí như một mưu đồ thương lượng với Hoa Kỳ.

"Lần này là một cuộc thử nghiệm động cơ, và có lẽ lần tiếp theo, tôi cho rằng Bắc Hàn sẽ thực hiện một vụ phóng vệ tinh hoặc hoàn thành sức mạnh hạt nhân và nhiên liệu rắn trong cuộc họp của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động, rồi tiếp tục khiêu khích," ông nói.

"Sau đó, họ có thể tiến hành thử nghiệm ICBM (hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa) tùy theo cách Mỹ đáp trả."

Cùng với Hoa Kỳ, Nam Hàn cam kết nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nam Hàn Choi Hyun-soo nói rằng họ sẽ tiếp tục cảnh giác đối với người hàng xóm phương bắc.

"Nam Hàn và Hoa Kỳ đang giám sát chặt chẽ các hoạt động của Bắc Hàn trong các lĩnh vực chính, bao gồm Dongchang-ri, với sự hợp tác chặt chẽ."

Nhật Bản cũng thể hiện sự đoàn kết trong việc cải thiện mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn. Bộ trưởng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói rằng các nước nên nỗ lực để đạt được hòa bình.

"Nhật Bản đang thu thập và phân tích thông tin với sự quan tâm sâu sắc đến các xu hướng liên quan tới Bắc Hàn. Tôi không muốn bình luận về mỗi động thái Bắc Hàn."
Trong mọi trường hợp, chính phủ Nhật sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ và các quốc gia khác để thu thập và phân tích thông tin cần thiết và giám sát thận trọng.
"Chúng tôi cam kết điều này và muốn bảo đảm hòa bình và an ninh của đất nước chúng tôi."

Ông nói rằng việc duy trì chính sách hạt nhân tại khu vực Đông Á là rất quan trọng.

"Trên hết, điều quan trọng nhất là phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên, và thỏa thuận giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Bắc Hàn, bao gồm cam kết từ Bắc Hàn, phải được thực hiện nhanh chóng. Nhật Bản muốn tiếp tục hỗ trợ quá trình quan hệ Mỹ-Bắc Hàn."

Mặc dù vậy, Đại sứ Bắc Hàn tại Liên Hiệp Quốc Kim Song đã loại bỏ phi hạt nhân hóa ra khỏi bàn đàm phán, sau khi cáo buộc chính phủ Trump thực hiện một chính sách gây hấn.

Bình Nhưỡng cảnh báo họ sẽ tìm một lựa chọn thay thế nếu không thành công trong việc nhận các khoản phụ cấp đáng kể của Hoa Kỳ trước ngày 31 tháng 12 năm nay.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share