Bài kiểm tra lý lịch tư pháp của chính phủ không ảnh hưởng đến người tị nạn

Villawood Immigration Detention Centre is one of three facilities used to house people who have had their visas cancelled

Villawood Immigration Detention Centre is one of three facilities used to house people who have had their visas cancelled Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen


Published 15 January 2020 3:19pm
Updated 15 January 2020 3:24pm
By Rosemary Bolger
Presented by Bích Ngọc
Source: SBS

Share this with family and friends


Những người tị nạn đã bị Bộ di trú từ chối cấp visa hoặc từng bị hủy visa vì các bài kiểm tra nhân phẩm giờ đây có thể yêu cầu chính phủ xem xét lại.


Chính phủ liên bang có quyền lực giam giữ và trục xuất những người tị nạn phạm tội ở Úc, từng chịu án lệnh của tòa án liên bang.

Trước đó, chính phủ đã tăng cường sử dụng một bài kiểm tra lý lịch tư pháp vô cùng nghiêm ngặt để hủy bỏ hoặc từ chối visa của  hàng ngàn người không phải là công dân Úc, bao gồm cả người tị nạn, kể từ khi các tiêu chí về đạo đức được tăng cường vào năm 2014.

Tuy nhiên trong một bản án được công bố vào đêm Giáng sinh liên quan một phần đến trường hợp của gia đình tị nạn người Tamil bị giam giữ hơn 10 năm, thẩm phán  Steven Rares cho biết các điều khoản về lý lịch tư pháp gây tranh cãi trong Điều 501 của Đạo luật Nhập cư không áp dụng cho người tị nạn.

Giám đốc của tổ chức Human Rights for All, bà Alison Battison, người đại diện cho nhóm người tị nạn Tamil, nói rằng phát hiện này rất quan trọng và có thể ảnh hưởng đến hàng ngàn người.

"Về căn bản, điều luật này nói rằng một người không thể bị từ chối vì lý do nhân phẩm, nếu họ đã được công nhận là người tị nạn. Các điều khoản khác nhau trong  Đạo luật nhập cư phản ánh việc này  và đó là ý định của quốc hội, trong việc đáp ứng với hoàn cảnh của những người  thuộc Công ước về người tị nạn."

Dưới điều 501 của luật kiểm tra lý lịch tư pháp,  một người có visa bị kết án ít nhất 12 tháng tù sẽ tự động thất bại trong bài kiểm tra nhân phẩm và phải đối mặt với việc bị trục xuất.

Bà Battison nói rằng Bộ trưởng di trú cũng có quyền hạn riêng để trục xuất bất kỳ người nào không phải là công dân được coi là gây ra mối đe dọa cho những người Úc khác.
Điều luật này nói rằng một người không thể từ chối với lý do nhân phẩm, nếu họ đã được công nhận là người tị nạn. Các điều khoản khác nhau trong Đạo luật nhập cư phản ánh việc này và đó là ý định của quốc hội, trong việc đáp ứng với hoàn cảnh của những người thuộc Công ước về người tị nạn.
“Nhiều người xin tị nạn đã ở trong cộng đồng trong nhiều năm hoặc nhiều thập niên, chẳng hạn như những người Iraq đã xin tị nạn khi Saddam Hussein nắm quyền, sau đó họ vi phạm luật pháp ở tuổi vị thành niên, những lỗi nhỏ nhặt, không quá nghiêm trọng. 20 năm sau, họ bị hủy bỏ chiếu khán bảo, vệ mặc dù đã ở Úc trong suốt thời gian đó”.

Như vậy, với các nghĩa vụ của Úc theo công ước  tị nạn quốc tế,  có nghĩa là những người không thể quay trở về quê nhà, đã bị giam cầm vô thời hạn.

Phán quyết này là một đòn giáng mạnh vào Thủ tướng Scott Morrison, vào năm ngoái đã thề sẽ trục xuất hết những người tị nạn phạm tội ở Úc.

Ông Morrison đưa ra cảnh báo sau khi một người tị nạn ở Iraq làm nhân viên bảo vệ ở Sydney bị kết án tù 4 năm rưỡi vì tội tấn công một bé gái ba tuổi.

Luật sư nhân quyền George Newhouse đồng ý rằng phán quyết của tòa án liên bang có ý nghĩa sâu sắc đối với những người xin tị nạn cũng như những người đã bị hủy visa bảo vệ trong những năm gần đây.

“Nếu tôi là một người xin tị nạn bị giam giữ  ngay bây giờ và thị thực của tôi đã bị hủy theo điều luật 501, tôi sẽ có một cái nhìn thấu đáo về trường hợp này."

Trong phán quyết của mình, thẩm phán Rares cho biết lý lịch tư pháp những người xin tị nạn đã được đánh giá trong quá trình xác định xem họ có nên được cấp chiếu khán bảo vệ hay không.

Theo bài kiểm tra này, chỉ những người phạm tội nghiêm trọng, chẳng hạn như giết người hàng loạt, mới không đáp ứng được yêu cầu.

Ông Newhouse nói rằng việc một bài kiểm tra nhân phẩm khoan dung hơn cho những người tị nạn chạy trốn khỏi tù đày và nguy hiểm so với những người xin visa khác là điều cần thiết.

“Hậu quả của việc thu hồi  hoặc bị từ chối visa rất khủng khiếp. Nếu họ bị buộc phải trở về nhà, họ có thể phải đối mặt với tổn hại về thể xác hoặc  tinh thần, thậm chí là cái chết."

Trước phán quyết, bà Battison đã viết thư cho Bộ Nội vụ yêu cầu xem xét lại 14 người tị nạn khác đang bị giam giữ, bị từ chối cấp visa vì lý lịch tư pháp.

Vào tháng 8, tổng trưởng Di trú David Coleman cho biết chính sách khắc nghiệt của chính phủ đã khiến 4.700 tội phạm nước ngoài bị hủy visa trong sáu năm qua, gấp bảy lần số người mà Lao động trục xuất trong sáu năm trước.

Chỉ trong 12 tháng tính đến tháng 6 năm 2019, 943 visa đã bị hủy trên cơ sở bài kiểm tra tư pháp.

Tính đến tháng 10 năm 2019, gần 600 người đã bị giam giữ trong các trung tâm giam giữ người nhập cư sau khi thất bại trong bài kiểm tra nhân phẩm theo điều 501, nhưng  không biết có bao nhiêu người trong số họ là người tị nạn.

Bộ nội vụ đã từ chối cung cấp số liệu về việc có bao nhiêu người tị nạn đã bị hủy visa sau bài kiểm tra này.

Người phát ngôn của bộ bộ này cho biết đã nhận được quyết định của tòa án liên bang liên quan đến người tị nạn Tamil và đang xem xét các lý do của thẩm phán.

Chính phủ vẫn có thể kháng cáo quyết định lên  tòa án liên bang hoặc tối cao pháp viện.


Share