Thông dịch viên là ai?
Thông dịch viên sẽ là cầu nối trung gian giúp người nghe và người nói không cùng một ngôn ngữ có thể hiểu nhau. Như vậy, làm một thông dịch viên chắc chắn sẽ cần lưu loát ít nhất hai ngôn ngữ, bên cạnh đó, phải có khả năng diễn đạt một cách rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu.
Tại Úc, có một thực tế là, không phải ai cũng có thể giao tiếp lưu loát bằng tiếng Anh dù đã sống ở đây nhiều năm. Đặc biệt như khi phải gặp các chuyên gia như bác sĩ, luật sư, hoặc phải trao đổi qua điện thoại, thì không phải ai cũng tự tin rằng mình hiểu tắt cả các từ chuyên ngành. Và cùng với việc mỗi năm đều có một lượng người nhập cư đến Úc thì vẫn còn nhiều nhu cầu về nghề thông dịch trên thị trường lao động.
Những tổ chức nào cần đến thông dịch viên?
Tại Úc, có rất nhiều tổ chức cần thông dịch viên, đặc biệt là các các cơ quan, tổ chức có sự tiếp xúc với các cộng đồng sắc tộc, chẳng hạn toà án, văn phòng luật sư, trường học, Bộ An sinh xã hội …
Để xin việc, bạn có thể xin việc trực tiếp đến các cơ quan tổ chức này, hoặc đăng ký với một công ty trung gian gọi là Interpreter agencies. Các hình thức làm việc cũng đa dạng, bạn có thể làm toàn thời gian hay làm một thông dịch viên tự do, có thể nhận những công việc phải đi đến tận nơi hoặc chỉ ngồi tại nhà và giúp thông dịch qua điện thoại.
Một số tổ chức thông dịch:
- Đăng ký tên lên
Có những hình thức thông dịch phổ biến nào?
- Dịch đuổi: người thông dịch phải bắt đầu dịch ngay khi người nói kết thúc. Ở hình thức này, người thông dịch có thể tạm dừng người nói và yêu cầu họ làm rõ nghĩa để bảo đảm độ chính xác.
- Dịch song song: thông dịch viên phải dịch đồng thời cùng lúc với người nó, bảo đảm tốc độ của buổi nói chuyện. Hình thức này luôn là một thách thức cho các thông dịch viên dù đã có nhiều kinh nghiệm.
Thông dịch viên còn có thể làm việc qua điện thoại tại nhà Source: AAP
“Thường khi dịch cho bác sĩ là dịch đuổi. Nhưng có những buổi nói chuyện trong đó có sự tham gia của người nhà bệnh nhân, có khi lên tới hơn 10 người nói liên tục thì bắt buộc phải dịch song song.
“Hoặc có những trường hợp khi gặp bệnh nhân có bệnh về tâm thần, đôi lúc họ nói không rõ nghĩa, không đủ ý, thì mình cũng phải dịch luôn cùng lúc, nếu chờ họ nói xong thì chắc chắn sẽ không nhớ hết.
“Trong lúc dịch mình cũng phải ghi chú, nhưng nếu thấy quá tải không theo kịp thì phải ra hiệu để người nói dừng lại”, chị Jenny cho biết.
Để giảm thiểu những rủi ro trong lúc làm việc, ngoài kiến thức về ngôn ngữ thì còn cần phải có kỹ năng thông dịch. Nói về điều này, Thầy Trịnh Nhật, nguyên giảng viên ngành Thông Phiên dịch tại Đại học Western Sydney, đã có lời khuyên như sau:
“Trong lúc take note (ghi chú) thì nên tập trung vào những chi tiết quan trọng như số liệu, ngày tháng, địa danh, chứ không phải cố gắng ghi tốc ký tất cả những gì nghe được thì có thể sẽ không kịp và sẽ bị rối.
“Phải luyện tập phần nghe để hiểu hết nội dung chi tiết, bởi nếu không hiểu sẽ dẫn đến việc nhầm lẫn và mất tự tin.”, thầy Trịnh Nhật chia sẻ kinh nghiệm.
Buồn vui chuyện nghề
Làm nghề thông dịch đôi khi cũng gặp phải những tình huống trớ trêu mà nguyên nhân là do rào cản ngôn ngữ, hoặc khác biệt văn hóa. Chị Jenny khi đi dịch cho bác sĩ đã có lần gặp phải sự lúng túng khi bệnh nhân kể tất cả những loại rau của quê hương như tía tô, diếp cá, húng lủi, rau răm, tần ô… Chị nói lúc đó chỉ biết cười vì không thể tìm từ tương đương trong tiếng Việt.
Anh Trịnh Sơn Tùng thì lại cho thấy một khía cạnh áp lực khác của nghề trong lúc làm thông dịch cho toà án
“Từ ngữ trong lĩnh vực pháp luật thì đã khó lại cộng thêm không khí tòa án căng thẳng làm người thông dịch cũng căng thẳng theo. Còn khi dịch cho cảnh sát thì có ghi hình, sau một thời gian phải ra tòa làm chứng, nếu dịch sai là có chứng cứ nên thông dịch viên phải rất tập trung ở hai lĩnh vực này.”
Nhưng bên cạnh những áp lực thì nghề thông dịch cũng đem lại nhiều niềm vui rất riêng, đó là được gặp gỡ nhiều người, được đi đến nhiều nơi, hiểu biết thêm kiến thức trong nhiều lĩnh vực.
Như chị Jenny kể chị đã được vào tận trong trại giam, hoặc hiểu biết nhiểu hơn các kiến thức y khoa, cách phòng bệnh, cách chữa trị, những điều rất có ích cho bản thân mà không phải ai cũng có cơ hội trải nghiệm.
NAATI và những yêu cầu bắt buộc đối với thông dịch viên
NAATI, cơ quan chính thức cấp chứng chỉ hành nghề cho thông dịch viên Source: NAATI
Chứng chỉ NAATI là điều kiện bắt buộc để làm thông dịch đồng thời giúp cộng thêm 5 điểm hồ sơ nộp visa theo diện định cư tay nghề (Skill Select).
Các cấp độ của NAATI trong tiếng Việt:
- Paraprofessional interpreter (cấp II): thông dịch viên bán chuyên nghiệp
- Professional interpreter (cấp III): thông dịch viên chuyên nghiệp
- Professional translator: biên dịch viên chuyên nghiệp
Paraprofessional interpreter:
- Phần 1: gồm 4 câu hỏi viết về văn hóa, xã hội và 4 câu hỏi về đạo đức nghề nghiệp
- Phần 2: dịch 2 đoạn hội thoại, mỗi đoạn dài khoảng 300 từ.
Professional interpreter:
- Phần 1: bao gồm 2 đoạn hội thoại, mỗi đoạn dài khoảng 400 từ, 2 câu hỏi về văn hóa xã hội, 2 câu hỏi đạo đức nghề nghiệp và dịch 2 đoạn văn bản (sight interpreting)
- Phần 2: dịch đuổi 2 đoạn văn bản
Đối với những thông dịch viên lấy chứng chỉ NAATI sau năm 2007 phải xin cấp lại chứng chỉ mỗi 3 năm để được hành nghề. Điều kiện để được cấp lại là trong vòng 3 năm phải hoàn thành 120 công việc thông dịch và đạt 120 điểm phát triển nghề nghiệp, nghiã là phải đi học những khóa bổ sung kiến thức, kỹ năng thông dịch, đạo đức nghề nghiệp…
Và theo kinh nghiệm của những người trong nghề, để không bị mất điểm trong bài thi NAATI, dịch chính xác quan trọng hơn là dịch hay, nếu bạn dịch câu văn trau chuốt nhưng không sát với nghĩa của bài sẽ bị trừ điểm.
Nên luyện tập khả năng ghi nhớ (short-term memory), nghe một đoạn 40 từ rồi tập dịch trong vòng 7 giây vì đó là thời gian bạn phải dịch trong bài thi thực tế.
Quý vị và các bạn nào có quan tâm đến kỳ thi NAATI có thể vào trang mạng để mua những bài thi mẫu, hoặc tham gia các lớp chuyên đề do NAATI tổ chức. Xem thêm phần