Dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins cho thấy số ca nhiễm mới ở Hoa Kỳ đang tăng từ khoảng 12.000 ca mỗi ngày lên gần 20.000 (19.500) ca nhiễm mới hàng ngày. Nguyên nhân được cho là do biến thể Delta lan truyền nhanh, cùng với các cuộc họp mặt gia đình vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 4 tháng 7.
Phó Giáo sư Dịch tễ học tại Đại học Johns Hopkins, Tiến sĩ David Dowdy, cho biết ông dự đoán sẽ thấy nhiều người nhập viện hơn và nhiều ca tử vong hơn nhưng tình hình sẽ không giống năm ngoái.
"Tôi nghĩ chúng ta có thể thấy số ca nhập viện tăng lên, số tử vong tăng lên, mặc dù mức độ sẽ khác trước vì đãcó nhiều người chích ngừa hơn, nhưng đó là điều đáng lo ngại. Mọi thứ đang không đi đúng hướng, ít nhất là ở đất nước này."
Các chính trị gia của Hoa Kỳ cũng lo ngại về tỷ lệ tiêm chủng giảm, trong khi còn rất nhiều người Mỹ chưa chích ngừa.
Hiện có khoảng 48% dân số Hoa Kỳ được tiêm phòng đầy đủ, thấp hơn nhiều so với con số 70 đến 80% mà nhiều nhà dịch tễ học nói là cần thiết để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Mitch McConnell nói rằng những người chưa chích ngừa cần phải tiếp tục được nghe về những lợi ích của vắc-xin.
"Tất cả những người hiểu biết về chủ đề này đều nói rằng nếu bạn tiêm vắc-xin mà chẳng may mắc bệnh thì rất có thể bạn sẽ không chết. Vì vậy, tôi không biết chúng ta phải tiếp tục nói bao nhiêu lần về điều đó."
Bên kia biên giới phía nam của Hoa Kỳ, công nhân tại các công ty thiết bị xe hơi ở Mexico đang tiêm vắc-xin ngay tại nơi làm việc.
Nhà cung cấp công nghệ ô tô Aptiv tổ chức chích ngừa cho công nhân ngay trong bãi đỗ xe của mình.
Bà Vania Gonzalez là đại diện của Aptiv.
"Trong tuần này, chúng tôi muốn chích ngừa cho hơn 5.000 người, bao gồm nhân viên của chúng tôi, gia đình của họ, nhà cung cấp của chúng tôi và cả nhân viên từ các công ty khác. Điều này rất quan trọng đối với chúng tôi vì chúng tôi muốn đóng góp và giúp các cơ quan chức năng có được một sự bình thường mới. Hy vọng điều này giúp tái khởi động nền kinh tế và mở cửa biên giới trởlại."
Tại Tây Phi, Nigeria dự kiến nhận được thêm gần 8 triệu liều vắc xin COVID-19 vào cuối tháng 8, trong đó bao gồm nguồn tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ.
Nigeria đã triển khai nguồn vắc-xin ban đầu gần 4 triệu liều vào tuần trước và đang có kế hoạch tiếp tục chích ngừa khi nguồn cung mới.
Lãnh đạo Cơ quan Phát triển Chăm sóc Sức khỏe Ban đầu của Nigeria, Faisal Shuaibu, nói rằng người dân cần tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng ngừa trong khi chờ đợi có thêm vắc xin.
''Với việc phát hiện biến thể Delta của COVID-19 ở Nigeria, điều quan trọng là người dânNigeria phải tiếp tục tuân thủ các biện pháp y tế công cộng như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và rửa tay thường xuyên để hạn chế lây truyền bệnh trong khi chúng tôi đang chờ các liều vắc-xin COVID-19 bổ sung.''
Còn ở châu Âu, Scotland thông báo sẽ nới lỏng nhiều hạn chế vào tuần tới, cùng thời điểm mở cửa trở lại của Anh.
Nhưng Bộ trưởng Thứ nhất Nicola Sturgeon nói rằng một số biện pháp phải được áp dụng.
"Điều này nhằm đảm bảo tốc độ nới lỏng các hạn chế của chúng tôi là hợp lý, vì những thách thức mà chúng tôi tiếp tục phải đối mặt từ biến thể Delta. Và tôi cũng xác nhận rằng một số biện pháp như bắt buộc đeo khẩu trang vẫn được áp dụng không chỉ bây giờ, mà rất có thể sẽkéo dài trong một thời gian tới."
Trên toàn thế giới, COVID-19 đã giết chết hơn 4 triệu người, hơn 188 triệu người nhiễm bệnh và chỉ mới hơn 12% dân số toàn cầu đã tiêm đủ liều vắc-xin.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại