Chính phủ Anh đã chịu nhiều áp lực từ các nhà lãnh đạo Âu châu, để chính thức bắt đầu tiến trình kéo dài 2 năm để ra khỏi Liên Âu, kể từ khi nước nầy hồi tháng 6 đã bỏ phiếu rời khỏi khối Liên Âu.
100 ngày trôi qua, sau vụ bỏ phiếu của nước Anh ra khỏi Liên Âu đã gây nhiều kinh ngạc và cũng giúp cho và Theresa May lên nắm quyền.
Kể từ đó, tân Thủ tướng Anh chịu nhiều áp lực để đề ra các chi tiết về kế hoạch của bà, hầu ra khỏi Liên Âu gồm 28 nước.
Nay với giọng điệu thay đổi của một người trước đây bỏ phiếu cho việc ở lại, bà cho biết mọi việc sẽ diễn trong 6 tháng tới.
"Đó cũng là chuyện đúng, khi chúng tôi không thể để cho mọi chuyện kéo dài quá lâu".
"Khi bỏ phiếu ra khỏi Liên Âu, tôi biết rằng công chúng mong đợi đến lúc nước Anh chính thức ra khỏi Âu châu".
"Vì vậy tôi muốn nói rõ, sẽ không có chuyện chậm trễ không cần thiết, trong việc khởi động điều khoản 50".
"Chúng tôi sẽ bắt đầu khi chúng tôi sẳn sàng nay mai, chúng tôi khởi phải kích động điều 50, trước cuối tháng 3 năm tới".
Việc kích động điều khoản 50 của Hiệp ước Lisbon của Liên Âu, sẽ cho Anh quốc 2 năm để tách rời các thỏa thuận phức tạp nhất tại Âu châu, kể từ sau đệ nhị thế chiến.
Chủ tịch của Hội đồng Âu châu, ông Donald Tusk hoan nghênh thời điểm của việc ra khỏi Liên Âu.\
Ông nói rằng, 27 quốc gia khác trong Liên Âu sẽ cam kết bảo vệ quyền lợi của họ, một khi điều 50 được chính thức kích hoạt.
Bà May đã đưa ra lời loan báo trên, tại đại hội thường niên toàn quốc của Đảng Bảo thủ ở Birmingham.
Bà cho đại hội biết rằng, bà sẽ cáo bãi Đạo luật Cộng đồng Âu châu năm 1972, vốn cho phép Anh quốc gia nhập vào tổ chức nay gọi là Liên Âu.
"Nay mai chúng tôi sẽ trình ra trước Quốc hội dự luật Great Repeal, vốn sẽ rút ra khỏi sổ sách một lần cho xong, đối với đạo luật của Cộng đồng Âu châu".
"Dự luật nầy sẽ bao gồm trong bài diễn văn sắp tới của Nữ hoàng, có nghĩa là đạo luật năm 1972, vốn giúp cho luật lệ Âu châu có hiệu lực trực tiếp tại Anh quốc, sẽ không còn áp dụng vào ngày chúng ta chính thức ra khỏi Liên Âu".
"Luật pháp của chúng ta sẽ được soạn thảo tại Westminster, chứ không phải tại Brussels".
"Các thẩm phán xét xử với luật lệ nầy, sẽ không ngồi tại Brussels, mà ngay tại các tòa án trong nước Anh".
"Quyền hạn của luật pháp Liên Âu tại Anh, sẽ chấm dứt".
"Đây là chuyện không ái quốc chút nào và là một điều rất dại dột để làm như vậy". Lãnh đạo của đảng Dân chủ Tự do, ông Tim Farron.
Trong khi đó, Bộ trưởng phụ trách việc Ra khỏi Liên Âu là ông David Davis cho biết, ông muốn thỏa ước tự do mậu dịch với Liên Âu được duy trì với Anh quốc.
"Chúng tôi trông đợi mọi phương cách và sẽ chuẩn bị cho bất cứ kết quả nào".
"Thế nhưng chắc chắn sẽ không có lợi cho bất cứ ai, khi thấy các rào cản mậu dịch gia tăng trong bất cứ chiều hướng nào".
"Vì vậy chúng tôi muốn duy trì nền mậu dịch tự do nhất giữa chúng ta, mà không trái ngược với ý muốn của người dân nước Anh muốn trở lại kiểm soát mọi việc chính họ".
Một trong những thử thách lớn nhất trong việc thương thuyết để Anh quốc ra khỏi Liên Âu là vấn đề di trú.
Vấn đề lao động tự do lưu thông là một nguyên tắc được ưa chuộng của Liên Âu, và hàng triệu công dân Âu châu sống và làm việc tại Anh.
Ngoại trưởng Anh quôc Boris Johnson nói rằng, nước Anh vẫn còn kết ước với Âu châu về chuyện nầy.
"Chúng tôi có thể rời Liên Âu, chứ chúng tôi không rời Âu châu. Chúng tôi vẫn còn giữ các cam kết về mọi hình thức cộng tác ở mức độ liên chính phủ , dù đó là chuyện duy trì lệng cấm vận đối với Nga hay nhiều gì diễn tiến tại Ukrain, hoặc gởi Hải quân chúng tôi đến giúp người Ý trong cuộc khủng hoảng di dân ở Địa trung Hải, thế nhưng chúng tôi có thể nói lên tiếng nói khác biệt của mình".
Thế nhưng lãnh đạo của đảng Dân chủ Tự do là ông Tim Farron lên án quyết định của bà May và cho rằng bà đã hành động quá sớm.
"Những gì chúng ta có hôm nay là một dấu hiệu cho thấy bà Theresa May nay là một tù nhân của cánh hữu, thuộc cánh quốc gia, bảo vệ mậu dịch và chống lại các doanh nghiệp trong đảng của bà".
"Thay vì lo lắng cho cộng đồng doanh nghiệp, công việc và đầu tư tại Anh, bà ta lại chọn cách làm những gì chống lại quyền lợi của nước Anh để làm vừa lòng cánh hữu đang điều khiển đảng của bà".
"Đây là chuyện không ái quốc chút nào và là một điều rất dại dột để làm như vậy".
Trong khi thời khóa biểu 2 năm qui định trong hiệp ước của Liên Âu, việc nầy có thể gia hạn do cuộc bỏ phiếu đồng thanh của các hội viên còn lại trong khối.
Một khi điều khoản 50 được kích họat, Anh quốc sẽ không thể tham dự bất cứ cuộc thảo luận hay quyết định nào của Liên Âu về việc rút ra khỏi tổ chức nầy.
Tuy nhiên, nước Anh sẽ tiến hành phần vụ của mình tại các thương vụ tại các nước Liên Âu khác như thường lệ.