Thủ tướng Anh xin lỗi thế hệ nhập cư 'Windrush'

Chính phủ Anh lên tiếng xin lỗi vì những cách hành xử của họ với những người di dân từ vùng Caribbean, một trong chương trình nhập cư Windrush. Các báo cáo về việc các cư dân Caribbean tới Anh hơn 50 năm nay theo đúng như quy trình luật pháp bị đe dọa trục xuất đã được đem ra bàn tại Hội nghị các nguyên thủ quốc gia của Khối Thịnh Vượng Chung hiện đang diễn ra tại London


Chính sách Windrush dành cho người nhập cư từ vùng Caribbean tới Anh từ khoảng 1948 đến 1971 nhằm cung cấp nhân công lao đông thiếu hụt tại Anh sau Thế chiến thứ 2.

Thế nhưng báo cáo đưa ra cho hay có hàng ngàn người bị kẹt trong chính sách sách di trú xiết chặc của Anh vào năm 2012 lúc bà Thủ tướng hiện nay của Anh làTheresa May khi đó giữ chức Bộ Trửơng Nội Vụ.

Một số di dân theo diện Windrush đặc biệt là các trẻ em theo cha mẹ tới Anh theo hộ chiếu của cha mẹ cho hay họ bị từ chối các dịch vụ y tế hay bị đe dọa trục xuất bởi vì họ không có bất cứ giấy tờ nào đưa ra.

Theo như Luật Nhập cư 1971 của Anh, tất cả các công dân trong Khối thịnh Vượng Chung mà đã sống ở Anh thì được quyền ra vô và cư trú vĩnh viễn - mà bên ILR hay Anh gọi là Indefinite leave to remain.

Tuy nhiên Văn phòng Bộ Nội Vụ đã không có được các giấy tờ của những người trong diện ILR hay cấp cho họ giấy tờ gì đó để chứng nhận tình trạng cư trú của họ.

Và vì vậy thật khó cho những người này chứng minh tình trạng lưu trú hợp pháp của họ ở Vương Quốc Anh.

Trước khi Hội Nghị Thượng Đỉnh khối Thịnh Vượng Chung diễn ra, bà Theresa May đã xin lỗi những người nhập cư này trước các lãnh đạo của các nước vùng Caribbean

"Tôi muốn xua tan bất kỳ ấn tượng nào mà chính phủ của tôi trong vài trường hợp nào đó nào đó đã đổ xuống các công dân Khối thịnh vượng chung, đặc biệt là những người ở vùng biển Caribê, những người đã mang đến đây một cuộc đời.

Tôi nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này, Bộ Nội vụ đã có lời xin lỗi trước Hạ viện vào ngày hôm qua vì bất kỳsự lo lắng nào mà Bộ đã gây ra cho họ.

"Và tôi muốn xin lỗi tới các vị trong ngày hôm nay, bởi vì chúng tôi thực sự lấy làm tiếc vì đã gây ra những sự căng thẳng lo lắng này. "

Trong 10 hoặc 15 năm qua, chính phủ Anhtăng cường siết chặt các luật về nhập cư, nguyên nhân chủ yếu là do có quá nhiều người chuyển đến Vương quốc Anh từ các nước Đông Âu.

Bộ trưởng Văn phòng Nội các David Lidington nói ông không biết rằng đã có ai bị trục xuất hay không.

"Cho đến nay thì chúng tôi chưa có bằng chứng nào về bất kỳ trường hợp của ai bị trục xuất trong số những người có quyền được lưu trú ở Vương quốc Anh.

"Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã chỉ thị cho các quan chức của bà kiểm tra lại hồ sơ của họ để chắc chắn rằng không có trường hợp trong họ bị trục xuất.

"Rõ ràng, nếu có một trường hợp như vậy xảy ra thì chúng tôi đã lưu ý rồi, và chắc chắn là sẽ có hành động can thiệp liền lập tức để chỉnh đốn lại nó đúng. "

Một người của thế hệ Windrush, Michael Braithwaite, đã chuyển đến Anh từ Barbados cùng cha mẹ khi ông mới chín tuổi.

Nhưng năm ngoái, người đàn ông 66 tuổi này bị mất việc làm trợ lý giảng dạy cho các học sinh khuyết tật cần hỗ trợ đặc biệt, sau khi ông chủ của ông cho rằng ông là di dân bất hợp pháp.

"Khi tôi được cho biết rằng tôi không có quyền hoặc không có lý do gì để được ở lại trường tôi cảm giác như có cả một tấn gạch đá đổ xuống đầu tôi vậy. Tôi rời trường học, đi về nhà và tôi đã bật khóc.

"Tôi đã không được phép dạy ở trường nữa vì tôi không có thẻ căn cước DBS. Có cảm thấy như là cả thế giới đổ sụp dưới chân mình. "

Ông Braithwaite nói "thật là kinh hoàng" khi bị coi là di dân bất hợp pháp sau khi sống ở Anh trong nhiều năm.

"Một khi mà có một ai đó đến và nói với bạn, 'anh sống bất hợp pháp' hoặc 'anh không có quyền được ở đây, bạn không có giấy tờ thích hợp'. Nó gây kinh hoàng, thực sự một cú choáng váng.

"Tôi may mắn nhận được sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè và những người xung quanh tôi, nhưng tôi có thể tưởng tượng một ai đó không phải trong hoàn cảnh của tôi thì sẽ như thế nào.

"Có thể họ rất sợ hãi và thậm chí không dám đi ra ngoài. "

Bộ trưởng Nội vụ Amber Rudd hiện nay nói rằng bà "quan tâm sâu sắc" bởi một số câu chuyện của những người nhập cư.

Và bộ của bà cũng đã ra thông báo việc thiết lập một đội đặc nhiệm để cung cấp các giấy tờ cần thiết mà không phải trả phí cho những người bị ảnh hưởng.

"Hôm nay tôi tuyên bố một nhóm mới sẽ được thành lập để giúp những người này chứng minh quyền được ở nước Anh, và họ có thể tiếp cận các dịch vụ.

"Nhóm được giao trách nhiệm là giúp đỡ những người nộp đơn chứng minh họ có quyền sinh sống ở Anh, và nhóm được chỉ thị là giải quyết các trường hợp trong vòng hai tuần sau khi có bằng chứng được cung cấp. "

Thủ tướng Jamaica Andrew Holness đã hoan nghênh những nỗ lực của chính phủ bà May nhằm khắc phục tình hình.

"Tôi nhận thấy đây là một sự nhìn nhận chân thật về những cái sai đã xảy ra ngoài ý muốn. Chúng tôi chấp nhận lời xin lỗi của Thủ tướng Chính phủ và tôi tin rằng điều cần làm đã được làm đúng".

Sự việc ồn ào này được đối lập M-P David Lammy gọi là một "nỗi ô nhục quốc gia".

Ông Lammy đã đến Vương quốc Anh cùng với cha mẹ của mình theo Đạo luật Quốc tịch.

Ông đang thúc giục những người thuộc thế hệ Windrush đến Anh từ lúc nhỏ đang đối mặt với trục xuất nên liên lạc với ông, và ông hứa là sẽ thực thi "công lý" cho họ.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share