Các ngành xuất cảng Úc kiên cường bất chấp sự áp thuế của Trung Quốc

Workers restock prawns at the Sydney Fish Market

Workers restock prawns at the Sydney Fish Market, in Sydney Source: AAP Image/Joel Carrett

Các ngành kỹ nghệ Úc bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt thương mại của Trung Quốc đã có thể khắc phục các hậu quả tồi tệ nhất. Phúc trình mới cho thấy hầu hết các nhà xuất khẩu đều đã tìm được những thị trường khác, ngoại trừ hai lĩnh vực rượu vang và thịt bò.


Với công ty gia đình sản xuất rượu vang Tyrrell, thị trường Trung Quốc trị giá một triệu đô la mỗi năm.

Nhưng với sự áp thuế khổng lồ của Bắc Kinh hiện nay, ông Bruce Tyrell nói ông đã không bán rượu cho Trung Quốc nữa.

‘Bạn biết đấy, tôi không chắc lắmcó nhiều thị trường cho dòng rượu Jacobs Creek hay không, mức giá của nó vào khoảng 200 đô la một chai rượu sau thuế. Vì vậy, thêm sự áp thuế của Trung Quốc nữa, thì chúng tôi sẽ phải đẩy giá sản phẩm lên cao hơn giá thị trường, mà chúng tôi không thể làmgì để thay đổichuyện này.’

Công ty đã bù đắp tổn thất từ thị trường Trung Quốc bằng cách bán lẻ rượu ngay ở cửa hầm rượu, cũng như tìm kiếm thị trường mới ở nước ngoài.

Nhưng tình hình chung là toàn bộ lĩnh vực sản xuất rượu vang đang cảm nhận hậu quả.

Trung Quốc chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu rượu vang của Úc và trị giá hơn một tỷ đô la mỗi năm.

‘Không có một thị trường nào cung cấp cho chúng tôi hoặc cung cấp cho cả nước Úc lợi nhuận lớnnhư Trung Quốc đã từng làm. Chúng tôi sẽ phảithu gom từngđiểm bán hàng một trên khắp thế giới, nhưng không có nơi nào có thể thay thế thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, nói sang những kỹ nghệ khác thì triển vọng sáng sủa hơn, đó là những ngành lúa mạch, than đá, đường, bông và thủy sản.

Viện nghiên cứu Lowy nói nếu không tính tới rượu vang, thì nhìn chung các nhà xuất khẩu của Úc đã thực sự bất chấp được lệnh cấm của Trung Quốc, và tìm được nhiều thị trường nước ngoài mới tương đương.

Số liệu cho hay xuất cảng sang Trung quốc giảm 20 tỷ đô la - nhưng tổng lợi nhuận thu được của Úc chỉ giảm một tỷ đô la.

Ông Sam Roggeveen thuộc Học Viện Lowy giải thích.

‘Về mặt kinh tế mà nói thì nếu một cường quốc nước ngoài muốn gây áp lực với Úc, thìsẽthật sự rất khó nếu muốn làm tổn thương nền kinh tế Úc.

Một trong những nhà xuất khẩu từng bị ảnh hưởng lớn nhất là than đá.

Phúc trình của học viện Lowy cho thấy xuất cảng sang Trung Quốc giảm, nhưng sang các nước khác như Ấn Độ thì tăng cao.

Nông gia trồng lúa mạch cũng tìm kiếm được nhiều thị trường mới.

Trong số đó có anh Brett Hosking.

‘Là một lĩnh vực kỹ nghệ, chúng tôi có thể tìm kiếm thêm nhiều thị trường ngoài Trung Quốc, và tìm đếncác cơ hội mới cho các thị trường lúa mạch vàmạch nha trên toàn cầu. Chúng tôi đã nhìnthấy lô hàng đầu tiên của chúng tôi, và sau đó thêm nhiều lô hàng lúa mạch và mạch nha nữa xuất cảng nhằm phục vụ kỹ nghệ sản xuất bia củaMexico. Đây quả là một triển vọng mới thực sự thú vị cho những người trồng trọt ở Úc.’

Liên đoàn Nông dân Quốc gia cho biết Trung Quốc sẽ luôn là một thị trường quan trọng, nhưng các nước khác cũng muốn có sản phẩm của Úc nhiều không kém.

Giám đốc điều hành Liên đoàn Nông dân Quốc gia là ông Tony Mahar.

‘Chúng tôi đã làm việc chăm chỉ để nâng cao danh tiếng sản xuất củamột số lĩnh vực, nếu không muốn nói là tốt nhất thế giới, vềthực phẩm nói chung và thực phẩm chứa chất xơ. Vì vậy, chúng tôi tự tin rằng có thể tiếp tục xem xét các thị trường khác, xuất cảng đa dạng hóa sang nhiềuthị trường - nhưng chúng tôi vẫn muốn duy trì mối quan hệ bền chặt với Trung Quốc.’

Chính phủ đang giúp đỡ các ngành kỹ nghệ xây dựng thị trường mới bằng việc đàm phán tân hiệp định thương mại tự do với Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu.

Share