Các nhà lãnh đạo cần có trách nhiệm hơn trong việc giữ cho xã hội hài hòa?

Prime Minister Scott Morrison says the bonds that bind us are at great risk of breaking.

Prime Minister Scott Morrison says the bonds that bind us are at great risk of breaking. Source: AAP

Thủ tướng Scott Morrison hứa sẽ tài trợ nhiều triệu Úc kim để tăng cường an ninh cho các cơ sở tôn giáo sau khi xảy ra vụ thảm sát ở New Zealand, nhưng các chuyên gia nói rằng chính giới cần chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc kiến tạo một xã hội hài hòa và đoàn kết.


Góp tiếng cùng các lãnh đạo chính trị và tinh thần Thủ tướng Scott Morrison đã công khai lên vụ thảm sát và thúc giục công chúng hãy có hành động nhằm ngăn chặn sự thù ghét lan ra trong cộng đồng.

"Đó là trách nhiệm của mọi công dân trong một xã hội tự do độc lập để ngăn chặn sự thù ghét họ nhìn thấy ở bất cứ đâu. Tôi biết mọi người đều cảm thấy kinh hoàng và xấu hổ về những gì xảy ra ở Christchurch."

Thủ tướng Morrison hứa tài trợ 55 triệu Úc để giúp bảo vệ các cơ sở và trường học của tôn giáo.

Số tiền này được dùng để trang bị hệ thống camera CCTV, gắn hệ thống báo động và gia cố hàng rào.

Giới lãnh đạo Hồi giáo như Giáo sĩ Mainul Haque ở Canberra, nói rằng sau vụ thảm sát ở New Zealand, dân chúng cảm thấy lo sợ mỗi khi đi lễ.

"Các tín đồ của chúng tôi lo lắng khi đi lễ. Điều đầu tiên họ hỏi là lối thoát nằm ở đâu. An toàn là số 1."

Trong khi các tổ chức tôn giáo hoan nghênh tài trợ của chính phủ, nhưng một số khác cho rằng đó chỉ là giải pháp tạm thời. Giáo sĩ Mainul Haque kêu gọi thay đổi luật chống kỳ thị.

"Có thêm tiền là tốt, chúng tôi vui vì ít ra chính phủ cũng đang làm một cách gì đó, nhưng giải pháp tạm thời đó không phải là một giải pháp lâu dài. Luật chống kỳ thị cần phải được thay đổi ngay bây giờ."

Giáo sư Samina Yasmeen, chuyên về Hồi giáo và chính trị thế giới nói rằng tinh thần lo sợ Hồi giáo gia tăng trong xã hội, và luật chống kỳ thị có thể đóng vai trò cổ súy cho sự hài hòa trong xã hội.  

"KHuynh hướng cho rằng Hồi giáo là một mối đe dọa đã gia tăng cho nên tôi nghĩ chúng ta cần phải đối phó vì vậy chúng ta cần xem lại luật chống kỳ thị. Chúng ta cần làm sao để không dễ dàng phê phán một cộng đồng trên danh nghĩa tự do ngôn luận."

Các chuyên gia khác kêu gọi giới lãnh đạo ở Úc hãy noi gương Thủ tướng Jacinda Adern của New Zealand trong cách bà ứng xử trước vụ thảm sát ở Christchurch.

Tiến sĩ  Julie Crews giảm dạy môn đạo đức quản trị kinh doanh tại Edith Cowan University nói rằng cung cách của Thủ tướng Adern rất uy tín và chân thành, là điều ít thấy ở các chính trị gia Úc.

"Thường chính khách chúng ta chỉ nói những câu như chúng tôi làm việc vì kinh tế, vì công ăn việc làm của dân chúng. Trong khi Thủ tướng New Zealand lại nói chúng ta không chỉ làm tốt kinh tế mà chúng ta còn cần có một tấm lòng, cần có chính sách và một xã hội có thể gắn kết mọi người lại với nhau."

Thủ tướng Jacinda Ardern đã quyết định đội khăn choàng đầu để bày tỏ sự đoàn kết với các nạn nhân và cộng đồng Hồi giáo ở Christchurch.

Phát biểu trước quốc hội Thủ tướng New Zealand đã không hề nhắc đến tên của hung thủ, bà Adern giải thích rằng hung thủ làm như vậy để được trở nên khét tiếng vì vậy bà chỉ gọi ông ta là một kẻ khủng bố.

Tiến sĩ Crews nói rằng sự chân thành là chìa khóa thành công của bà Adren.

"Bà ấy đã không tách biệt cộng đồng Hồi giáo, bà không làm cho họ cảm thấy khác biệt, thay vào đó bà không ngừng nhật mạnh New Zealand là một nước đón nhận mọi người bằng một tấm lòng, tất cả đều được chào đón trong gia đình New Zealand."
((Back announce))

That story by Antoinette Radford for SBS news, produced by (in-language broadcaster) for SBS (language program).

 


Share