Các nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Liên minh châu Âu đã chấp nhận nỗ lực của Ukraine, để được làm ứng cử viên cho tư cách thành viên EU, một biểu tượng mạnh mẽ của sự ủng hộ trong cuộc chiến của Kyiv, chống lại sự xâm lược của Nga.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Ý Mario Draghi đã đến Ukraine bằng xe lửa và đến vùng ngoại ô Irpin của Kyiv, nơi diễn ra các trận chiến ác liệt ngay từ đầu cuộc chiến tàn khốc.
Sau đó, Tổng thống Romania là ông Klaus Iohannis đến Kyiv, họ gặp người đồng cấp Ukraine là Tổng Thống Volodymyr Zelenskyy, người đã vận động các đồng minh Tây phương để giao vũ khí ngày càng nhanh hơn và hứa hẹn về một tương lai Âu châu.
Tổng thống Macron đã cam kết tiếp tục hỗ trợ người dân Ukraine, đồng thời bày tỏ lo ngại về các tội ác chiến tranh có thể xảy ra, tại thị trấn Irpin bị bao vây.
“Quí vị đang ở đây tại Irpin trên một địa điểm đã bị phá hủy, nơi cùng với một số thành phố khác, quân đội Nga đã bị ngăn chặn hiệu quả, nơi các vụ thảm sát đã được thực hiện".
"Chúng ta có những dấu hiệu đầu tiên cho thấy, đây là tội ác chiến tranh".
"Chúng ta có một sự hợp tác mạnh mẽ về vấn đề này, tôi cảm ơn tất cả cảnh sát, các chuyên gia, luật sư người Pháp, những người đã được bố trí ngay từ ngày đầu tiên, cùng với các chuyên gia khác”, Emmanuel Macron.
Ông Macron cũng nói rằng, Pháp sẽ chuyển giao 6 đại bác không giật tầm xa cho Ukraine, nhằm đối phó với cuộc xâm lược của Nga.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp các thiết bị quân sự, đặc biệt là các đại pháo Caesar, giúp Ukraine có thể tự vệ hiệu quả hơn trước các cuộc tấn công của quân đội Nga trên đất Ukraine".
"Tôi đã thực hiện một cam kết với ông Zelenskyy và đã được thực hiện nhanh chóng, vì thiết bị là cần thiết".
"Đây cũng là lý do tại sao, ngoài 12 khẩu Caesar đã được giao theo yêu cầu, tôi quyết định rằng trong vài tuần tới, có thể giao tiếp sáu khẩu Caesar khác”, Emmanuel Macron.
Còn Thủ Tướng Đức Olaf Scholz cũng bày tỏ ủng hộ cho ước muốn của Ukraine, qua việc gia nhập khối Liên Âu.
Trong bài diễn văn hàng đêm đến người dân Ukraine, Tổng Thống Zelenskyy nói về cuộc họp quan trọng đầu tiên với các nhà lãnh đạo.
"Hôm nay là một ngày lịch sử, Ukraine đã cảm nhận được sự ủng hộ của 4 quốc gia châu Âu hùng mạnh cùng một lúc, đặc biệt là sự ủng hộ đối với sự gia nhập của chúng tôi đối với Liên minh châu Âu".
"Ý, Romania, Pháp và Đức đều đồng hành cùng chúng tôi với cả bốn nhà lãnh đạo ủng hộ việc Ukraine ứng cử".
"Tất nhiên, tất cả các thủ tục liên quan phải được tuân thủ và tất cả các nước thành viên EU phải tham gia".
"Tại cuộc họp của chúng ta hôm nay, một bước tiến lớn đã được thực hiện, đó là hãy tiến lên phía trước".
"Điều quan trọng đối với tôi là được nghe từ các nhà lãnh đạo một điều căn bản khác , là họ đồng ý rằng kết thúc chiến tranh và hòa bình cho Ukraine phải chính xác như Ukraine nhìn nhận cũng như người dân của chúng tôi đồng ý về chuyện nầy”, Volodymyr Zelenskyy.
Thư ký Báo chí Tòa Bạch Ốc là bà Karine Jean-Pierre nói rằng, Tổng thống Zelenskyy là người duy nhất có thể xác định chiến tranh kết thúc như thế nào.
“Không có gì thay đổi về quan điểm của Tổng Thống ở đây cả, vốn đã nói điều đó rất rõ ràng trên tờ New York Times cách đây không lâu".
"Về căn bản chẳng có gì cả, ông ấy đã nói điều này trước đây, thậm chí trước khi đăng báo, đó là ‘không có gì về Ukraine, nếu không có Ukraine’ và Ukraine là một quốc gia có chủ quyền".
"Tổng thống Zelenskyy là nhà lãnh đạo được dân bầu một cách dân chủ, chỉ có ông ấy mới xác định được cuộc chiến này kết thúc như thế nào".
"Ông ấy có thể xác định cách thức chiến thắng và có thể xác định kết quả sẽ như thế nào”, Karine Jean-Pierre.
"Bộ Ngoại giao đã đưa ra nhiều lời khuyên về du lịch, cảnh báo người Mỹ không nên đến đó và kêu gọi người Mỹ rời đi ngay lập tức”, Karine Jean-Pierre.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang điều tra các báo cáo cho biết, lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn, đã bắt giữ ít nhất hai công dân Mỹ là Alex Drueke và Andy Huynh.
Theo thông tin trên mạng, ông Alex Drueke 39 tuổi và Andy Tài Ngọc Huỳnh 27 tuổi đều là cựu chiến binh Mỹ và cùng cư ngụ ở tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ, cả hai dường như bị bắt sống và trông khỏe mạnh qua một bức ảnh trên trang mạng.
Theo gia đình ông Huỳnh cho biết, đã không liên lạc được với ông kể từ ngày 8 tháng 6 năm 2022, khi ông nầy ở vùng Kharkiv của Ukraine.
Trong khi đó bà Jean-Pierre bày tỏ quan ngại đối với những người Mỹ, mất tích sau khi nhóm của họ bị hỏa lực mạnh ở khu vực Kharkiv thuộc đông bắc Ukraine gần biên giới Nga vào ngày 9 tháng 6.
“Chúng tôi đang làm việc rất chăm chỉ để tìm hiểu thêm về điều này, về những người Mỹ hiện mất tích".
"Trái tim của chúng tôi hướng về gia đình của họ, trong khoảng thời gian khó khăn mà họ đang trải qua".
"Điều này đáng được nhắc lại và chúng tôi đã nói điều này nhiều lần rằng, không phải lúc để người Mỹ đến Ukraine trong thời gian chiến tranh này".
"Bộ Ngoại giao đã đưa ra nhiều lời khuyên về du lịch, cảnh báo người Mỹ không nên đến đó và kêu gọi người Mỹ rời đi ngay lập tức”, Karine Jean-Pierre.
Gần với nước Úc, Thủ tướng Anthony Albanese đã được ông Zelenskyy mời đến thăm Kyiv.
Ông Albanese sẽ cùng các nhà lãnh đạo thế giới tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid vào cuối tháng này, đại diện cho các đồng minh ở Á châu đang ứng phó với cuộc xâm lược ở Ukraine.
Ông Albanese vẫn chưa xác nhận, liệu ông có nhận lời mời đến Kyiv hay không.
Điều này diễn ra, khi Bộ Ngoại giao Nga thông báo hiện xử phạt thêm 121 công dân Úc, bao gồm các nhà báo và viên chức quốc phòng.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết, các biện pháp trừng phạt là do cái mà nước này gọi là ‘chương trình nghị sự người Nga’ của Úc.
Được biết Nga trừng phạt 121 nhà báo, chính trị gia và viên chức quốc phòng Úc, bao gồm cả Chủ tịch Hội đồng Quản trị SBS là ông George Savvides.
Ban ngôn ngữ SBS tiếng Nga đã được Nga nhắc đến vào tuần trước, với tư cách là một đài phát thanh tiếng Nga.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại