Cao Niên Vui Sống: Hội Quán Tao Phùng Nam Úc

Hội quán Tao Phùng trong một chuyến du ngoạn

Source: Supplied / Tao Phung Society

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một tổ chức của người cao niên tại Nam Úc được biết đến nhiều nhất, không chỉ ở tiểu bang nầy mà tiếng tăm vang xa các nơi khác, đó là Hội Quán Tao Phùng với món bún bò Huế và cà phê đá đặc biệt vào mỗi thứ bảy. Thế nhưng sau mấy mươi năm hoạt động, những người sáng lập cùng các hội viên đầu tiên lần lượt sang bên kia thế giới, cộng thêm dịch COVID khiến cho hội quán Tao Phùng không kham nổi với tiền thuê chỗ để sinh hoạt. Từ chỗ là một hội quán với các hoạt động văn hóa và ẩm thực, nay chỉ còn là một nhóm xã hội Tao Phùng, với mục đích chính là du ngoạn và thăm viếng trong các viện dưỡng lão. Bà Hà Thị Phương Ngôn hiện là Hội trưởng của Hội và nay là Nhóm Tao Phùng cho biết thêm chi tiết.


Hội quán Tao Phùng có một chiều dài hoạt động khá lâu tại Nam Úc.

Thành lập từ những năm 1995-1996, gồm các vị cao niên nổi tiếng trong Cộng Đồng Người Việt Nam Úc, như Cụ Vũ Trang Mục và Phu nhân, ông Phan Văn Giản, ông Hoàng Văn Thìn, ông Đào Tổ Chức, ông Việt Hồ, ông Lâm Tiến Bằng, ông Nguyễn Bá Nên, Bác sĩ Lê Công Phước, Bác sĩ Ngô Anh Tuấn, ông Nguyễn Hữu Thanh, ông Đỗ Tấn Hoa, ông Phan Văn Mành, ông Trần Văn Nhu, ông Trương Đạt Phong, ông Đỗ Ngọc Thố, ông Vũ Đức Hiến và bà Phạm Thị Loan, ông Trần Công, ông Trần Thâm.vân.vân...
Tô bún bò ngon lành tại Hội Quán Tao Phùng
Source: Supplied / Tao Phung Society
Sinh hoạt của hội quán Tao Phùng rất là sung túc với những hoạt động mang tính giải trí và hội ngộ cuối tuần như: đánh cờ tướng, đánh bóng bàn, bình thơ, ca hát.v.v...
'Sau gần 30 năm họat động, với những khó khăn khi tạm ngưng sinh hoạt vào thời gian dịch bệnh COVID-19, Hội Quán nay biến thành Nhóm Tao Phùng chỉ gồm khoảng 20 hội viên, với nhiệm vụ chính là thăm viếng các hội viên khác tại nhà và trong các viện dưỡng lão', Hà Thị Phương Ngôn.
Bà Hà Thị Phương Ngôn
Source: Supplied / Tao Phung Society
Ngoài những lớp dạy Anh Văn căn bản cho người mới đến Úc, các lớp dạy sử dụng computer, còn có những chương trình gây quỹ từ thiện như, bảo trợ cho đoàn cải lương Lạc Hồng trình diễn ở Woodville Town Hall, đêm hát gây quỹ cho thuyền nhân ở các trại tỵ nạn, cứu trợ sóng thần Tsunami, động đất Pakistan, cháy rừng ở tiểu bang Victoria, động đất Haiti, lũ lụt tiểu bang Queensland, giúp bệnh viện Nhi Đồng, tổ chức hỗ trợ Tài Năng Trẻ, gây quỹ giúp cơ quan nghiên cứu của bệnh viện Elizabeth...

Về mặt báo chí, Hội quán đã giới thiệu và phát hành những giai phẩm, đặc san như Giai phẩm xuân Ất Hợi 1995, giới thiệu thi phẩm Hoài Cảm của nhà thơ Cổ Nguyệt, giới thiệu tác phẩm Theo Dòng Định Mệnh của nhà văn Dương Đại Trường, phát hành Đặc san Tao Phùng và Kỷ Yếu Tao Phùng, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập hội quán.
Trong Hội Quán Tao Phùng
Source: Supplied / Tao Phung Society
Tuy nhiên sau gần 30 năm họat động, với những khó khăn khi tạm ngưng sinh hoạt vào thời gian dịch bệnh COVID-19, Hội Quán nay biến thành Nhóm Tao Phùng chỉ gồm khoảng 20 hội viên, với nhiệm vụ chính là thăm viếng các hội viên khác tại nhà và trong các viện dưỡng lão.

Share