Sau khi một đoạn ghi âm bị tiết lộ trong đó lãnh đạo Hồng Kông nói bà đã có thể từ chức nếu có sự lựa chọn, bà Carrie Lam xác nhận bà chưa bao giờ xin từ chức.
"Tôi chưa bao giờ, chưa bao giờ đưa đơn từ chức với chính quyền trung ương. Tôi hề nghĩ đến chuyện từ chức. Đó là sự lựa chọn của tôi."
Bà Carrie Lam nói bà tin rằng chính quyền Hồng Kông có thể tự giải quyết cơ khủng hoảng chính trị hiện này, và Hồng Kông hoàn toàn được Bắc Kinh ủng hộ.
"Chính quyền trung ương tin rằng chính quyền Hồng Kông có khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng và chúng tôi đã giải quyết theo cách tốt nhất. Vì vậy không có lý do gì để phải lo lắng về hình thức một quốc gia hai chế độ và quyền tự trị của Hồng Kông."
Đường phố Hồng Kông tràn ngập người biểu tình từ hồi tháng 6, đôi khi đầy bạo lực khi dân chúng phản đối dự luật dẫn độ các nghi phạm qua Trung Quốc lục địa để xét xử.
Chính quyền Hồng Kông đã thu hồi dự luật, nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục.
Chính quyền lên án những người biểu tình hôm chủ nhật đã gây gián đoạn tại phi trường quốc tế Hồng Kông và hệ thống xe điện nối liền phi trường với thành phố.
Bí thư thành phố Matthew Cheung Kim-chung kêu gọi người dân hãy tránh xa bạo động và lên án một cách mạnh mẽ nhất hành vi bạo động của những người biểu tình.
"Chính quyền sẽ đưa những ai phạm pháp ra trước công lý và ủng hộ tuyệt đối lực lượng cảnh sát để họ thi hành công lực chống lại bạo động và những vụ phạm pháp một cách nghiêm khắc, để bảo đảm sự an toàn cho người dân và trừng trị tất cả các tội phạm theo đúng luật định."
Nhưng bà Carrie Lam tuy vậy trấn an mọi người là Bắc Kinh không đưa ra thời hạn để chấm dứt biểu tình, mặc dù Trung Quốc sẽ kỉ niệm 70 quốc khánh vào ngày 1 tháng 10.
Bà Lam nói Bắc Kinh rất kiên nhẫn, và bà tin rằng họ không muốn để mất những thành tựu đã làm được trong những năm qua khi đàn áp người dân Hồng Kông.
"Họ quan tâm đến uy tín của quốc gia trên trường quốc tế. Đã phải mất một thời gian dài Trung Quốc mới xây dựng được một uy tín quốc tế như thế này, không chỉ là một nền kinh tế lớn, mà còn là một nền kinh tế có trách nhiệm, vì để mất sự phát triển tích cực như vậy chắc chắn không nằm trong nghị trình của Bắc Kinh."
Nhưng bà Lam nói Bắc Kinh sẽ bền bỉ sẵn sàng theo đến cùng.
"Vì vậy không có giải pháp nhất thời cho những gì Hồng Kông đang mất mát, du lịch, kinh tế, chúng ta hiện không làm gì được, nhưng một khi mọi chuyện đã lắng xuống Bắc Kinh sẽ sẵn sàng hỗ trợ chúng ta."
Bà Carrie Lam nói bà không có nhiều sự lựa chọn khi vừa phục vụ Bắc Kinh vừa phục vụ Hồng Kông. Bà Lam than bà như đang bị giam cầm ngay trong thành phố của mình.
"Thật vô cùng khó khăn cho tôi có thể đi ra ngoài. Tôi không thể ra ngoài đường hay đi mua sắm, hay đi uống tóc, bởi vì sự xuất hiện của tôi sẽ lập tức được đưa lên mạng và đám đông những người áp đen áo vàng sẽ chờ đón tôi."
Trong khi đó nhà hoạt động dân chủ Joshua Wong đã gặp các chính khách của Đài Loan để vận động sự ủng hộ của họ cho phong trào dân chủ ở Hồng Kông.
Hiện có đồn đoán là chính quyền sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp để cảnh sát có nhiều quyền hạn hơn trong việc bắt giam, kiểm duyệt và ban hành thiết quân luật.
Anh Joshua Wong nói người biểu tình cần có càng nhiều sự ủng hộ càng tốt.
"Với tình trạng bắt giữ hàng loạt và chính quyền Hồng Kông đang cân nhắc việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp, chúng tôi kêu gọi những người bạn ở Đài Loan hãy cùng tham gia phản đối việc áp dụng tình trạng khẩn cấp để khủng bố người dân Hồng Kông."