Tại một studio nhỏ trong một nhà kho ở ngoại ô Coburg ở phía bắc Melbourne, các nhà lãnh đạo cộng đồng đã kết nối với nhau bằng một thông điệp đoàn kết.
Mabior đang ngồi trước máy quay để nói lên thông điệp kêu gọi mọi người đi chính ngừa để bảo vệ cộng đồng.
“Tôi đang tiêm vắc xin ngừa COVID-19 để bảo vệ bản thân và những người thân yêu của mình.”
Mabior là một trong số các nhà lãnh đạo cộng đồng đã được tuyển dụng để tham gia vào chiến dịch mang tên “Hãy tạm biệt COVID, hãy đi chích ngừa.” Nội dung được chuyển tải bằng 20 ngôn ngữ khác nhau.
Ông hy vọng việc cung cấp thông tin y tế bằng tiếng Dinka sẽ thúc đẩy nhiều người Úc gốc Sudan đi chích ngừa
"Là một người Dinka, tôi có thể nói, đọc và viết thạo tiếng Dinka. Không có nhiều người ở đây biết ngôn ngữ của chúng tôi. Vì vậy, tôi nói với họ rằng tôi sẵn sàng chuyển thông tin COVID cho cộng đồng của mình.”
Đó là một sáng kiến chung của Mạng lưới Y tế Chính ở Tây Bắc Melbourne và Trung tâm Sắc tộc nhằm bảo đảm mọi người có thể tiếp cận thông tin đáng tin cậy bằng tiếng mẹ đẻ của họ, từ đó thúc đẩy mọi người trong các cộng đồng di dân của Úc đi chích ngừa.
Bác sĩ David Isaac, từ Trung tâm Y tế Cộng đồng North Richmond, cho biết tình trạng do dự chưa tiêm vắc-xin là một vấn đề trên toàn quốc, và ở các cộng đồng di dân thì nguyên nhân còn là sự thiếu hiểu biết về sức khỏe.
“Biết đọc viết bằng tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ nghĩa là hiểu rõ ngôn ngữ đó. Và trong trường hợp này là việc hiểu các thông điệp sức khỏe, biết cách đánh giá rủi ro, ưu và nhược điểm của vắc-xin.”
Ông nói rằng điều đó được thể hiện qua việc một số người di cư dựa vào thông tin từ quê nhà của họ, nơi tình hình đại dịch hoàn toàn khác so với ở Úc.
"Đó thực sự là những thông điệp gây lo lắng và sợ hãi, khiến họ nhận thức không rõ ràng. Liệu họ có đang lắng nghe những gì mà Cố vấn y tế, chính trị gia hoặc là Thủ tướng nói hay không? Tôi không chắc lắm."
Nannan Yu cũng tham gia vào chuỗi chiến dịch “Tạm biệt COVID”. Mục đích của cô là để giúp bù đắp cho việc thiếu thông điệp rõ ràng trong các cộng đồng di dân.
"Có rất nhiều thông tin sai lệch giữa các hộ gia đình và giữa các thế hệ trước. Cha mẹ tôi nghe những điều từ bạn bè của họ, đó là một câu chuyện khác và sau đó họ lại nghe từ một người bạn khác. Và sau đó họ trở nên bối rối. Họ cần một số loại thông điệp thích hợp."
Trong khi các trung tâm tiêm chủng đã được thành lập trên cả nước để giải quyết tình trạng triển khai vắc-xin chậm chạp của Úc, cũng có những lo ngại rằng hệ thống đặt lịch hẹn trên mạng chỉ sử dụng tiếng Anh là điều có thể gây thêm rào cản đối với những người không nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ.
Bác sĩ Isaac cho biết những người rơi vào trường hợp này nên tìm bác sĩ gia đình nói cùng ngôn ngữ với họ.
Ông cũng nói rằng các trung tâm y tế phục vụ cộng đồng di dân nên tìm dịch vụ phiên dịch nếu có thể.
Chiến dịch hy vọng sẽ khắc phục được các rào cản về ngôn ngữ với các video được phát hành trong tháng Bảy này.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại