Trung Quốc hy vọng các nhà lãnh đạo sẽ đề cập đến chuyện đánh đập trẻ em

Trong các vùng núi non, việc dạy con trẻ có thể khác biệt

Trong các vùng núi non, việc dạy con trẻ có thể khác biệt Source: AAP

Trong cuộc thảo luận của các nhà lãnh đạo Trung quốc tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc tại Bắc kinh hiện tiếp diễn, một vấn đề được nêu lên là hàng triệu trẻ em trên khắp nước, bị đánh đập và hành hạ.


Các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại chỗ cho biết, có nhiều trẻ em bị đối xử tệ hại, dưới bàn tay của chính cha mẹ các em.

Các tổ chức nầy hy vọng, quốc hội Trung quốc, sẽ có những sáng kiến rộng rãi nhằm bảo vệ trẻ em, đặc biệt là tại các vùng nông thôn xa xôi.

Cuốn băng video trong đó, một em bé 6 tuổi quá sợ hãi để trở về nhà, cuốn băng nầy đã được lan truyền rộng rãi tại Trung quốc.

Bị đánh đập bầm tím và la khóc, em cho biết người cha đánh em, vì tội quên đóng cửa sổ.

Đó là một chuyện rất thông thường tại Trung quốc, luật sư Tống Lý Huệ có trụ sở tại Bắc kinh, vốn chú tâm đến cộng đồng, đã bỏ ra gần 2 thập niên để tranh đấu chống lại.

Ông cho biết luật lệ hiện hành bảo vệ trẻ em tại Trung quốc, là không hữu hiệu.
 
"Đánh đập trẻ em là một vấn đề lớn lao, đặc biệt là chuyện hành hạ các em của chính cha mẹ chúng tại Trung quốc, làm thế nào để chúng ta có thể thiết lập một cơ chế thực dụng để giúp đỡ trẻ em, bảo vệ quyền hạn của chúng thì đó quả là một thách thức".

Có nhiều trường hợp không được báo cáo và trẻ em ít khi được tách rời khỏi cha mẹ, vốn hay đánh đập chúng.

Thế nhưng người ta hy vọng, các biện pháp mới có thể được loan báo, trước khi kết thúc Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung quốc, hiện tiến hành tại Bắc kinh.

"Chúng ta nên cung cấp nhiều sự huấn luyện, nhiều hướng dẫn cho các viên chức địa phương để giúp đỡ họ trong việc, làm thế nào để đối phó trong các trường hợp tương tự".  

Có nhiều trường hợp hành hạ trẻ em đã được báo cáo tại vùng quê xa xôi, nơi các cộng đồng xã thôn đôi khi có một đường lối khác biệt, về vai trò của các bậc cha mẹ.

Một nhân viên xã hội là bà Vũ Sinh Trọng, cũng là một giảng viên tại Đại học Nữ Bắc kinh giải thích.

"Họ không có các phương tiện như chúng tôi có tại đây, họ ở trong rừng núi, có thể không xem truyền hình và có lẽ không biết về các chuyện nầy, vì vậy quí vị không thể nói đó là điều sai trái".

"Trong nhiều ngôi làng theo chế độ cỏ xưa tại Trung quốc, họ có cách thức riêng để dạy dỗ con cái", bà Vũ Sinh Trọng nói.
"Chúng tôi hy vọng càng có nhiều người tham dự, bất chấp những khác biệt về nguồn gốc, họ có thể nói chuyện về 6 nguyên tắc, về những suy nghĩ làm thế nào họ nên thay đổi thái độ đối với trẻ em", Luật sư Tống Lý Huệ.
Bà nói, Trung quốc rất cần có thêm nhiều nhân viên xã hội.

"Hiện nay, khoảng cách giữa cung và cầu là quá lớn lao, các trường học chỉ có 70 nhân viên xã hội tốt nghiệp hàng năm".

"Với con số  là 100 trường đại học tại nước nầy, con số đó quả là không thấm vào đâu, bởi vì chúng ta cần đến hàng triệu nhân viên xã hội", bà Vũ Sinh Trọng nói.

Để lấp đầy khoảng cách thiếu hụt, chính phủ hiện cộng tác với UNICEF, để điều hành chương trình được gọi là Nhân viên Xã hội Chân Đất.

Có khoảng 30 ngàn nhân viên cộng đồng, đã được tuyển dụng qua chương trình nầy để được huấn luyện, nhằm xác định các trẻ em gặp nguy hiểm trên khắp nước.

Ông Ron Powels thuộc UNICEF nói rằng, điều quan trọng là phải hiểu rõ các cộng đồng.

"Vì vậy chương trình xã hội có tên là Barefoot - chân trần- thực sự là việc giới thiệu một người trong cộng đồng và biết rõ cộng đồng, để giúp đỡ trẻ em và gia đình của chúng, với mục tiêu là nhắm vào các trường hợp dễ gặp nguy hiểm nhất".

Trong khi có nhiều trường hợp liên quan đến các kỷ luật nặng tay của các bậc cha mẹ, thì các vụ việc dính líu đến lạm dụng tình dục cũng ngày càng gia tăng.

Đại học Nông nghiệp Trung quốc báo cáo có 9,5 phần trăm các bé gái và 8 phần trăm bé trai, đã trải qua một số hình thức lạm dụng tình dục.

Tại Trung quốc, điều nầy có nghĩa là có đến 25 triệu người dưới 18 tuổi đã là nạn nhân.

Luật sư Tống Lý Huệ là một phần trong chiến dịch, nhằm nâng cao nhận thức về quyền lợi của trẻ em.

Ông cho biết chiến dịch chú trọng vào 6 nguyên tắc, đó là Giúp đỡ, công bằng, chống bạo hành, tôn trọng, trách nhiệm và trở thành một vai trò kiểu mẫu tốt đẹp.

"Vì vậy chúng tôi hy vọng càng có nhiều người tham dự, bất chấp những khác biệt về nguồn gốc, họ có thể nói chuyện về 6 nguyên tắc, về những suy nghĩ làm thế nào họ nên thay đổi thái độ đối với trẻ em".

Đó là một thông điệp mà ông hy vọng những thành phần sau đây sẽ lắng nghe, đó là những trẻ em bị nguy cơ nhất và thành phần có quyền lực nhất trong xã hội.




Share