Key Points
- Thư viện công ở Úc cung cấp các chương trình và dịch vụ miễn phí giúp kết nối và hỗ trợ mọi người ở mọi lứa tuổi.
- Thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc giúp những di dân mới đến ổn định cuộc sống qua các lớp học tiếng Anh, chương trình văn hóa và các hoạt động trong cộng đồng.
- Một số thư viện hiện có nhân viên xã hội, đưa thư viện trở thành như một điểm hẹn cho cộng đồng để hòa nhập và phát triển.
Trên khắp nước Úc, các thư viện công cộng lưu trữ hơn 40 triệu cuốn sách bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ khác, và họ còn làm nhiều hơn là chỉ cho mượn sách.
Về bản chất, thư viện là nơi kết nối
Thư viện có giờ kể chuyện cho trẻ nhỏ, có giờ cho công nghệ để tìm hiểu về những điều mới mẻ. Thư viện còn cung cấp các buổi học thủ công, cách chăm sóc động cơ ô tô, cách sử dụng các chức năng trên điện thoại một cách hiệu quả, rồi một giờ giúp mọi người điền biểu mẫu trực tuyến, tìm hiểu thông tin chính phủ. Một số nơi còn có các buổi học đánh trống, các lớp học khiêu vũ và yoga.
Runti You, một thủ thư tại Thư viện , ở Melbourne, nhớ lại sự ngạc nhiên của cô khi lần đầu tiên chuyển đến Úc từ một thị trấn nhỏ của Trung Quốc và phát hiện ra những dịch vụ thú vị mà các thư viện Úc cung cấp.
“Hiện nay, cô đang hướng dẫn những người di cư mới cách để sử dụng thư viện hiệu quả nhất cho nhu cầu của họ,” cô nói.

Thư viện công ở Úc cung cấp các chương trình và dịch vụ miễn phí giúp kết nối và hỗ trợ mọi người ở mọi lứa tuổi. Credit: The Wagga Wagga City Library
Một kho tàng khi di dân mới khám phá
Nhiều thư viện, đặc biệt là ở các khu vực đa văn hóa, có các chương trình cho người mới đến, như là giúp họ học tiếng Anh, giúp kết nối với cộng đồng của họ và tìm hiểu về cuộc sống của người Úc.
Tại New South Wales, thư viện còn điều hành Quán cà phê Ngôn ngữ Language Cafe, một nơi quen thuộc đối với nhiều người di dântừ nhiều nguồn gốc văn hóa và hoàn cảnh khác nhau.
"Chúng tôi có một nhóm tình nguyện viên rất nhiệt tình và tận tụy, những người cũng ở trong cộng đồng thôi, họ đến và ngồi với những người học để dạy tiếng Anh một cách bài bản nếu người học muốn, hoặc là họ chỉ trò chuyện. Họ trò chuyện về thời gian trong ngày của họ hoặc đôi khi họ cùng đọc sách với người mới đến," Leila Davandeh phụ trách Language Cafe giải thích.
Cô cũng phụ trách phòng trưng bày nơi dành cho các khách thư viện chia sẻ về hành trình đến Úc của họ.
Tại Doncaster, Runti You điều hành một nhóm đọc sách gồm những người mới đến và cả những di dân lâu năm có nhu cầu muốn cải thiện tiếng Anh của họ.
“Khi hoạt động của nhóm tiến triển, họ sẽ dần hình thành một tình bạn giữa các thành viên trong nhóm. Vì vậy, với nhóm hiện nay mà tôi phụ trách, sinh hoạt ở đây họ không chỉ tìm thấy một nơi để cải thiện kỹ năng tiếng Anh, mà nó còn cho họ cơ hội để làm quen với nhiều người khác trong cộng đồng, những người cũng đang hướng tới mục tiêu cải thiện tiếng Anh của họ với các người bạn từ các nền văn hóa khác nhau và xây dựng mối liên kết giữa họ,” cô nói.
Thư viện là dành cho tất cả mọi người
Các chương trình dành cho trẻ em, thanh thiếu niên và gia đình là một điểm thu hút lớn khác. Leila Davandeh coi thư viện là thiên đường cho các bậc phụ huynh.
“Tôi từng là một bà mẹ trẻ ở nhà chăm con nhỏ mới biết đi, không đi làm. Tôi đến thư viện với chỉ một mong muốn là tìm kiếm một nơi trú ẩn, và tôi đã tìm thấy ở thư viện một nơi trú ẩn tuyệt vời cho mình. Do đó mà tôi hiểu sâu xa điều đó khi tôi bắt đầu làm việc tại một thư viện. Tôi thấy tất cả những bà mẹ trẻ này cùng con cái của họ, những đứa trẻ nhỏ, bạn biết đấy, lang thang quanh thư viện. Điều đó không chỉ giúp họ nhìn thấy những người khác và giao lưu, mà họ còn tiếp xúc trực tiếp với văn học, bạn biết đấy, bằng ngôn từ thông qua sách”.
Pamela López, một người dùng thư viện ở Melbourne, đã rất ngạc nhiên về những gì thư viện cung cấp khi cô chuyển đến từ Mexico, nơi cô chỉ sử dụng thư viện để học tập.
Bây giờ cô ấy thích tham dự giờ dành cho trẻ sơ sinh và giờ kể chuyện với cậu con trai nhỏ của mình tại các thư viện địa phương.
Nhiều thư viện cũng tổ chức các buổi kể chuyện bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh.
Bên cạnh Language Café, Runti You cho biết Thư viện thành phố Wagga Wagga có một chương trình dành cho thanh thiếu niên đa văn hóa.
“Chúng tôi diễn kịch và mở các lớp nhạc. Chúng tôi tổ chức một buổi học guitar, một buổi học trống. Chúng tôi vẽ chân dung và tổ chức các buổi cung cấp thông tin. Chúng tôi đã mời một số người có nghề nghiệp khác nhau đến để nói về nghề nghiệp của họ và những bước mà người mới đến Úc phải thực hiện để đạt được điều đó,” cô You nói.

Thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người di cư mới ổn định cuộc sống bằng cách cung cấp các lớp học tiếng Anh, chương trình văn hóa và các hoạt động xây dựng cộng đồng. Credit: Wagga YMG Karate Session/ The Wagga Wagga City Library.
Thư viện cũng phục vụ người lớn và người cao tuổi với các hội thảo công nghệ, câu lạc bộ sách và các buổi hỗ trợ nghề nghiệp.
Và khi các thư viện áp dụng chuyển đổi số, nhiều chương trình và sự kiện, như trợ giúp làm bài tập về nhà và các buổi nói chuyện của tác giả đều được đưa lên trực tuyến, để mọi người có thể truy cập chúng ngay cả khi họ không đến trực tiếp được.
Bronwyn Arnold giám đốc chi nhánh và là người dẫn đầu về hòa nhập xã hội của ở phía dông Melbourne cho biết, các thủ thư luôn sẵn sàng giúp đỡ..
“Chúng tôi luôn nói rằng thủ thư không biết mọi thứ nhưng khi mọi người hỏi chúng tôi thì tôi có thể nói rằng chúng tôi thích tìm hiểu mọi thứ. Nếu bạn đến và nói với chúng tôi rằng 'Tôi không thể làm điều này' hoặc 'Tôi không có câu trả lời cho điều đó', chúng tôi chắc chắn sẽ ngồi lại với bạn và hướng dẫn những thứ bạn cần làm để tìm ra câu trả lời đó.”

Một số thư viện hiện nay sử dụng nhân viên xã hội, củng cố vai trò của họ như một không gian cộng đồng hòa nhập và phát triển. Credit: The Wagga Wagga City Library
Nhân viên xã hội thư viện hỗ trợ khách di dân của thư
Khi thư viện trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với cộng đồng, một số thư viện hiện đang tuyển dụng nhân viên xã hội để hỗ trợ người dùng và nhân viên của họ.
Lizzie Flaherty, , làm việc tại . Cô hy vọng sẽ thấy nhiều nhân viên xã hội hơn nữa trong các thư viện trên toàn quốc.
“Có nhân viện xã hội tại thư viện là vì có nhu cầu, vì thư viện liên tục phát triển và thay đổi cùng với sự những phát triển của cộng đồng, và mọi thứ xung quanh nó. Hiện nay nhân viện xã hội đã có mặt tại thư viện. Thật sự, việc có ai đó ở đây để giúp bạn kết nối thực sự có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa lớn và nó cho thấy được những kết quả tích cực.”
Cô tin rằng thư viện là một trong những không gian hòa nhập nhất của xã hội.
“Thư viện là một trong những nơi cuối cùng mà chúng ta có thể thực sự là chính mình. Tại thư viện, bạn không cần phải tuân theo một khuôn mẫu nào, không phải trả phí hay phải là một kiểu người cụ thể để được ở đó; mọi người đều được chào đón. Đó chính là điểm quan trọng: miễn phí, mở rộng cửa chào đón, và an toàn.”
Hãy đăng ký hoặc theo dõi podcast Australia Explained để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích và mẹo hay giúp bạn ổn định cuộc sống tại Úc.
Bạn có câu hỏi hoặc ý tưởng chủ đề nào không? Hãy gửi email cho chúng tôi qua [email protected]!