Tin tức cho biết một bé sơ sinh Úc bị kẹt tại Tân Cương giữa lúc các tin cho hay nỗ lực của các viên chức Úc viếng thăm vùng nầy đã bị nhiều lần bác bỏ.
Được biết có hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ hiện bị cầm giữ trong các trại cải tạo, những người khác bị tước mất sổ thông hành và không thể rời khỏi tỉnh nầy.
“Mỗi lần tôi thấy các gia đình và các bé, những ông bố bồng bế cháu bé thì quả là những giây phút quặn thắt và đau khổ cho tôi".
"Tôi không muốn có ai phải chịu cùng kinh nghiệm như tôi đã trải qua".
"Xin Thượng đế đừng bắt ai phải chịu những cảnh mà tôi đã kinh qua”, Sam.
Ông Sam chưa hề gặp mặt đứa con trai và lo sợ rằng ông vĩnh viễn sẽ không thấy mặt đứa con của mình.
Ông là người Úc gốc Duy Ngô Nhĩ.
Vào năm 2017, người vợ ông có sổ thông hành Trung quốc mang thai đi đến Tân Cương để gặp gỡ gia đình của bà.
Vào lúc đó họ nghĩ là chuyến đi an toàn, thế nhưng kể từ đó ông chẳng còn được gặp lại bà.
"Tôi không có mặt khi con trai tôi chào đời,có lẽ vợ tôi đã vật vả và khó khăn khi sinh ra cháu nhưng tôi lại không có ở đó".
"Ngay đến phút nầy, mọi điều tôi ước muốn là được bồng bế cháu vào lòng, tôi muốn có cảm giác là biết được con trai tôi nặng bao nhiêu ký”, Sam.
Ông cho biết sổ thông hành của vợ ông đã bị tịch thu và bà bị giam giữ trong trại 6 tháng, sau khi đứa con trai chào đời.
Sau khi được thả ra, bà cho biết bà có thể bị bắt giữ lần nữa và đứa con sẽ bị bắt đem đi một nơi khác, do người khác nuôi dưỡng.
Trong khi đó, đơn xin cấp quốc tịch Úc cho bé sơ sinh hai lần đều bị bác bỏ, thế nhưng cuối cùng đã được cho phép hồi tháng 2 sau khi ông khiếu nại.
Luật sư Michael Breadley cho biết, đó là một tiến trình hết sức chậm chạp.
“Trong khi chuyện đó luôn là điều đáng thất vọng cho chúng tôi, thì đó lại là điều hết sức kinh ngạc đối với các thân chủ của chúng tôi”.
Trong một thông cáo, bộ Ngoại giao và Mậu dịch Úc xác nhận, họ đang cung cấp dịch vụ trợ giúp lãnh sự cho ông Sam và gia đình, Bộ cho biết việc giúp đỡ đó có thể bao gồm việc duy trì liên lạc với gia đình và liên hệ với nhà cầm quyền địa phương.
"Sự kiện là thật quá khó khăn cho giới chức Úc thực hiện chuyến viếng thăm những nơi nầy, nêu bật các quan ngại lớn lao về tình trạng nhân quyền và các tự do căn bản có tồn tại ở Trung quốc, đặc biệt là vùng Tân Cương”, David Mane.
Trong khi đó, Trung quốc cho rằng các trại tập trung là những trung tâm huấn nghệ, thế nhưng nhiều người Duy Ngô Nhĩ ở hải ngoại cho biết họ mất liên lạc với người thân.
Các viên chức bộ Ngoại giao Úc trong một buổi điều trần trước Ủy ban Ước Chi Thượng viện rằng, họ không thể biết được liệu những người thân của ông Sam có đang bị giam giữ hay không hoặc tin tức có bị kiểm duyệt hay không.
Ông Graham Fletcher thuộc phân bộ Bắc Á của Bộ Ngoại giao nói rằng, lần cuối cùng các viên chức Úc viếng thăm Tân Cương là tháng 6 năm 2016.
Ông cho biết chương trình của Trung quốc nhằm đối phó vứi những gì được xem là một vấn đề cực đoan, có vẻ như làm khó khăn thêm các quan hệ với các gia đình ở nước ngoài.
“Chuyện đó có vẻ như là những liên lạc không được khuyến khích giữa cư dân và các thân nhân ở ngoại quốc, vì vậy khi một số người mất liên lạc, chúng tôi không tin tưởng để nói rằng liệu họ có bị giam giữ hay không”.
Còn luật sư chuyên về các vấn đề nhân quyền là ông David Mane nói rằng, đó là một mối quan ngại hết sức lớn lao.
“Nhà cầm quyền Úc dường như không thể thực hiện chuyến viếng thăm vùng Tân Cương tại Trung quốc kể từ năm 2016".
"Sự kiện là thật quá khó khăn cho giới chức Úc thực hiện chuyến viếng thăm những nơi nầy, nêu bật các quan ngại lớn lao về tình trạng nhân quyền và các tự do căn bản có tồn tại ở Trung quốc, đặc biệt là vùng Tân Cương”, David Mane.
Trong khi đó, người cha quyết tâm trong việc gặp mặt đứa con trai, vẫn cứ mãi mong chờ.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại