Tình trạng dân số lão hóa của Úc và những hạn chế của đại dịch đã kết hợp làm gia tăng các trường hợp lạm dụng, bỏ rơi và bóc lột những người Úc lớn tuổi cũng như những người khuyết tật, những hành động nầy do một người nào đó mà họ biết.
Ủy viên Người khuyết tật và Người cao tuổi New South Wales là ông Robert Fitzgerald, người giám sát số lượng báo cáo được gửi đến đường dây nóng của Ủy ban cho biết.
Ông nói rằng đã có một mức gia tăng trong năm tài chính vừa qua và lo sợ một sự gia tăng đáng kể nữa, trong các trường hợp của năm nay.
“Trong thời gian phong tỏa, những người thực sự báo cáo các vụ lạm dụng, những người thực sự nêu lên lo ngại, sẽ không vào nhà của các gia đình đó".
'Các y tá, nhân viên hỗ trợ người khuyết tật, nhân viên chăm sóc tại nhà không nhất thiết phải vào nhà của mọi người".
'Họ không nhìn thấy các dấu hiệu lạm dụng hoặc bỏ bê mà nếu không sẽ xảy ra".
"Khi cuộc phong tỏa kết thúc, chúng tôi đã thấy số lượng các cuộc gọi tăng lên rất nhiều".
"Chúng tôi ít chắc chắn hơn về những gì đang xảy ra trong năm nay, bởi vì trong khi chúng tôi không có phong tỏa, thì nhiều người đang cô lập".
'Vì vậy quan ngại của tôi là, chúng ta sẽ thấy mức độ báo cáo tăng lên vào giữa năm nay”, Robert Fitzgerald.
Được biết báo cáo toàn quốc đầu tiên của Úc về việc lạm dụng người cao tuổi, được công bố ba ngày trước Giáng sinh năm ngoái cho thấy, tỷ lệ cao hơn các ước tính đã chỉ ra trước đó.
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Gia đình Úc cho thấy, có 15 phần trăm người Úc lớn tuổi với khoảng 630 ngàn người, đã trải qua hình thức ngược đãi người cao tuổi trong 12 tháng trước khi được khảo sát, từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2020.
Trong khi đó có gần 2 phần 3 số người cao tuổi bị lạm dụng, không tìm kiếm sự giúp đỡ.
Với tư cách là Ủy viên phụ trách điều tra công khai lâu nhất của Úc, Ủy ban Hoàng gia về các ứng phó của thể chế đối với lạm dụng tình dục trẻ em trong 5 năm, ông nầy đã quen với việc ngược đãi trẻ em.
Thế nhưng những gì ông phát hiện ra về việc lạm dụng người cao tuổi, cũng đang phải đối mặt.
"Điều thực sự quan trọng mà tôi phát hiện ra, là tất cả những mối quan hệ gia đình đã đi sai hướng".
"Tất nhiên nó thể hiện ở việc lạm dụng tâm lý, lạm dụng tài chính, đôi khi cả lạm dụng thể chất".
"Đó là một bài học lớn bởi vì nó hoàn toàn khác nhau về cơ sở chăm sóc người cao tuổi, hoặc các dịch vụ chăm sóc họ mà chúng tôi nghe đi nghe lại nhiều lần”, Robert Fitzgerald.
Trong nhiều trường hợp, có liên quan đến tiền bạc.
Một câu chuyện được báo cáo cho đường dây nóng trong năm, liên quan đến cáo buộc lạm dụng các quyết định của quỹ tín thác, bởi một người mẹ thay mặt cho con trai mình bị khuyết tật.
Người ta cho rằng bà ấy đã giảm khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ của con mình so với mong muốn của con bà, mặc dù bà không có quyền ra quyết định.
Các nhà cung cấp dịch vụ đã không tư vấn trực tiếp với người con trai của bà.
Kết quả của một cuộc điều tra và can thiệp của Ủy ban, sau đó điều đó đã được giải quyết và người con hiện đang ở trong nhà riêng của mình, nơi anh ta có thể sống với sự độc lập cao hơn.
Ủy viên Fitzgerald nói rằng, vai trò của ông có quyền hạn trên phạm vi rộng để điều tra, chuyển vấn đề lên cảnh sát, hoặc can thiệp vào việc bổ nhiệm người giám hộ và quản lý tài chính.
“Cuối cùng, phần lớn công việc của chúng tôi trên thực tế là cố gắng thiết lập lại các mối quan hệ đúng đắn và an toàn trong gia đình, hoặc cộng đồng địa phương".
"Sau cùng, thì các bậc cao niên thường sẽ sống trong cùng một môi trường đó".
"Vì vậy, chúng tôi phải làm việc với gia đình, với các cố vấn pháp lý, với các nhà cung cấp dịch vụ, để thiết lập lại một môi trường an toàn".
"Đó là điều quan trọng nhất mà chúng tôi phải làm, để việc lạm dụng không chỉ dừng lại, mà thực tế là người đó có thể bắt đầu phát triển trở lại”, Robert Fitzgerald.
Ông nói rằng, lạm dụng tài chính người cao tuổi là loại phát triển nhanh nhất.
Vấn đề đang được giải quyết, bởi các thành viên của cộng đồng Thổ Dân ở vùng Kimberley của Tây Úc.
Ngày càng có nhiều trường hợp được báo cáo cho Dịch vụ Pháp lý Cộng đồng Kimberley, họ đã yêu cầu nhóm tư vấn Kimberley Birds điều tra.
Người sáng lập tổ chức là một người phụ nữ bộ tộc Jaru, bà Natasha Short cho biết, dự án mất 6 tháng để hoàn thành và nó nhận thấy tỷ lệ vi phạm phổ biến và trong một số trường hợp ở mức độ nghiêm trọng đến mức cần phải can thiệp.
“Những gì đang thực sự xảy ra là mọi người thực sự đang bị hành hung, bị tấn công về thể xác, vì vậy họ đang bị đối xử một cách bạo lực".
"Đôi khi để trốn thoát, họ nói với chúng tôi rằng họ đang đi đến một nơi khác và trốn ra ngoài, trốn xa gia đình".
'Những người cao tuổi thực sự đang đến và nhận mình vào các trung tâm lưu trú ngắn ngày để có thời gian nghỉ ngơi, trước sự tấn công của các thành viên trong gia đình vốn liên tục đòi tiền họ”, Natasha Short.
Bà cho biết, có nhiều yếu tố thúc đẩy việc lạm dụng và các điều cấm kỵ không giúp ích gì.
“Do chúng ta có vấn đề về ma túy và rượu cao trong cộng đồng, nên những điều đó đang thúc đẩy hành vi xấu".
"Chúng tôi đang nói về những người trưởng thành có vấn đề trong cuộc sống của họ, buộc họ phải kiếm tiền từ những nơi khác".
"Và những người dễ bị tổn thương nhất, thì mục tiêu dễ dàng nhất là người lớn tuổi đó".
"Họ cũng vô cùng hào phóng vì họ muốn cho người nhà, nhưng đến mức họ không thể trả tiền cho chính mình”, Natasha Short.
Việc đối phó với thái độ tiêu cực của các bậc cao niên, vấn đề tuổi tác và khôi phục việc tôn trọng các mối quan hệ, đã trở thành một phần trọng tâm của chiến dịch truyền thông.
Bà Natasha Short, cho biết các video hoạt hình bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau đã giúp truyền đạt vấn đề, bằng cách sử dụng thuật ngữ 'No more humbug', để mô tả hành vi lạm dụng tài chính của người cao tuổi.
“Chúng tôi tập trung vào lạm dụng tài chính của người cao tuổi và chúng tôi gọi là chiến dịch ‘No More Humbug’ bởi vì humbug là một từ lóng địa phương có nghĩa là phiền toái".
"Chúng tôi đã sử dụng những từ gây tiếng vang và liên quan đến những người trong cộng đồng này để nói rằng, đừng quấy rối những người lớn tuổi vì tiền của họ”, Natasha Short.
Bà cũng nói rằng, mặc dù cần phải có một chiến lược phòng ngừa nhắm vào những bất lợi về kinh tế xã hội như tình trạng thất nghiệp và lạm dụng chất kích thích, thế nhưng vẫn cần có nhiều nguồn cung ứng hơn nữa từ các chính phủ, để ngăn chặn các vụ việc leo thang.
“Chúng tôi thực sự tạo ra nhận thức về vấn đề này bằng cách lấy nó ra khỏi bóng tối và đặt nó trên bàn, rồi đưa nó ra ánh sáng".
"Chúng ta cần dành thời gian, để nhân viên được đào tạo một cách hợp lý, cần đầu tư vào các cơ sở chăm sóc người cao tuổi, cần trao quyền cho người lớn tuổi biết cách làm một số công việc đơn giản hơn cho chính họ, nếu họ có thể được đào tạo để biết cách sử dụng máy ATM và không phải phụ thuộc vào thanh niên 20 tuổi để lấy tiền mặt của máy ATM, đại khái là những điều đơn giản như vậy”, Natasha Short.
"Chúng tôi cũng cần gia đình của họ có lòng tin hầu hỗ trợ họ một cách an toàn để họ có thể ở nhà, đó là nơi họ mong muốn“, Mary Patetsos.
Hơn 14 tháng sau khi phúc trình được công bố, bà nói rằng các khuyến cáo vẫn chưa được thực hiện.
Vào năm 2019, Úc đã thông qua Kế hoạch Quốc gia 4 năm đầu tiên, nhằm Ứng phó với Sự ngược đãi của Người Úc lớn tuổi.
Nghiên cứu tỷ lệ hiện nhiễm trên toàn quốc với 2 triệu đô la, là một trong những mục tiêu ngắn hạn đầu tiên.
Các mục tiêu khác bao gồm: điều tra tiềm năng cho một sổ đăng ký trực tuyến toàn quốc về quyền hạn lâu dài của luật sư, tăng cường các biện pháp bảo vệ lập pháp ở cấp tiểu bang và liên bang, đồng thời đánh giá các dịch vụ hỗ trợ tuyến đầu trên khắp nước Úc.
Trong khi đó các ngân hàng đang phản ứng với một số đã phát triển hệ thống, để phát hiện các trường hợp bạo lực gia đình liên quan đến tài chính, khi một số đang mở rộng phạm vi đó sang lạm dụng tài chính của các bậc cao niên.
Giám đốc điều hành Hiệp hội Ngân hàng Úc, bà Anna Bligh cho biết các Hội đồng Quản trị Ngân hàng và các Giám đốc đã nhận thức rõ hơn về nhu cầu hành động của họ, đặc biệt là sau khi phúc trình của Ủy ban Hoàng gia năm 2017, liên quan đến các dịch vụ tài chính và ngân hàng.
“Vì vậy, các hội đồng quản trị đang đóng vai trò tích cực hơn nhiều trong lãnh vực này và quí vị sẽ tìm thấy sự khác biệt ở các ngân hàng khác nhau".
"Ngân hàng càng nhỏ, có thể họ chưa có tất cả kỹ thuật nhưng có một cuộc cách mạng đang xảy ra và luôn có những thứ họ có thể làm tốt hơn".
"Thế nhưng tôi nghĩ rằng, có một số nguyên tắc căn bản về những gì họ đang được đánh giá, công việc mà họ được trả tiền thưởng dựa trên số lượng khiếu nại đã chuyển đến cơ chế khiếu nại bên ngoài”, Anna Bligh.
Trong khi đó tiến sĩ Brendan French thuộc ngân hàng lớn nhất nước Úc, đó là ngân hàng Commonwealth cho biết, việc huấn luyện để phát hiện các vụ lừa đảo và lạm dụng tài chánh người cao tuổi đã được giao cho 15 ngàn nhân viên.
“Chúng tôi có thể phát hiện tốc độ nhập xuất của trương mục, ngân hàng có thể phát hiện cách thức di chuyển qua biểu mẫu trực tuyến một cách hợp lý".
"Vì vậy, các loại dấu hiệu về sinh trắc qua hành vi này có thể được sử dụng để xác định, liệu có phải chính quí vị là người đã đăng nhập không?".
"Đôi khi chúng tôi có thể biết được, liệu quí vị có đang bị ép buộc vào việc này hay không”, Brendan French.
Còn bà Mary Patetsos, Chủ tịch Liên Đoàn Các Hội đồng Sắc tộc Úc Châu cho biết, sự độc lập tài chánh là điều quan trọng cho người Úc cao tuổi, thuộc các nguồn gốc không nói tiếng Anh tại nhà.
“Nhiều người Úc lớn tuổi của chúng tôi không chỉ có trình độ tài chính thấp, mà họ thực sự có trình độ hiểu biết thấp, bởi vì họ là những người di cư sau chiến tranh và có rất nhiều điều đã xảy ra với họ, tất nhiên là rất nhiều trong số họ mắc nhiều chứng suy giảm tinh thần".
"Tôi thực sự muốn nhận ra những thách thức đối với chúng tôi và tạo điều kiện cho những người lớn tuổi có cuộc sống tốt nhất".
"Điều đó thực sự có nghĩa là, họ cần tiếp cận tiền bạc của mình một cách an toàn và bảo mật".
"Chúng tôi cũng cần gia đình của họ có lòng tin hầu hỗ trợ họ một cách an toàn để họ có thể ở nhà, đó là nơi họ mong muốn“, Mary Patetsos.
Nếu quí vị hay ai đó mà quí vị biết hay nghi ngờ bị lạm dụng người cao tuổi, xin gọi đường giây Toàn quốc về Lạm dụng Cao niên ở số 1800ELDERHelp hay 1800 353 374, để được thông tin giữ kín và sự hỗ trợ.
Thêm thông tin và cập nhật Like SBS Vietnamese Facebook
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại sbs.com.au/vietnamese